当前位置:首页 > Thể thao > 【bảng xếp hạng benfica gặp famalicão】Phản ứng thái quá trước biến động tỷ giá?

【bảng xếp hạng benfica gặp famalicão】Phản ứng thái quá trước biến động tỷ giá?

2025-01-09 12:37:08 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Điều chỉnh tỷ giá không phải là cách thức để tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Điều chỉnh tỷ giá không phải là cách thức để tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Trong khi đó,ảnứngtháiquátrướcbiếnđộngtỷgiábảng xếp hạng benfica gặp famalicão tỷ giá chỉ có ảnh hưởng ngắn hạn, không phải công cụ toàn năng giải quyết vấn đề năng lực cạnh tranh.

Áp lực điều chỉnh tỷ giá từ chuyên gia?

Đây là đánh giá của các chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2015 công bố ngày 23/10/2015.

Theo báo cáo này, đầu quý III, tỷ giá vẫn khá ổn định. Đến giữa tháng 8, tỷ giá tăng vọt, trước hết do xu hướng găm giữ ngoại tệ trước khả năng Mỹ tăng lãi suất. Cùng với đó, việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ đã ngay lập tức tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư cũng như các thị trường trong khu vực. Nhiều nước đã lập tức phá giá đồng tiền ở mức tương đối lớn. Tuy nhiên, đến nay nhìn lại, tỷ giá ngân hàng cũng như thị trường tự do đã ổn định trở lại. Các báo cáo, phân tích về tỷ giá đã hạ nhiệt, tác động của tỷ giá không lớn như dự tính. Điều này chứng tỏ các chính phủ dường như đã phản ứng quá mức cần thiết.

Ông Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng ban, Ban Kinh tế vĩ mô, CIEM cho rằng, áp lực của việc điều chỉnh tỷ giá còn có một phần nguyên nhân từ giới chuyên gia. Nhiều ý kiến cho rằng tiền đồng phải phá giá nhanh, phá giá mạnh hơn Trung Quốc…

“Nhưng bình tĩnh nhìn lại, tỷ giá không phải là tất cả, không phải là công cụ toàn năng cho năng lực cạnh tranh”, ông Nguyễn Anh Dương nhận xét. Không ít nhà đầu tư trong tháng 8 đã lo sợ, phòng thủ trước thông tin tỷ giá còn điều chỉnh nhiều. Không chỉ giới chuyên gia, ngay cả báo cáo của một ngân hàng nước ngoài dự báo tỷ giá sẽ điều chỉnh thêm 2% từ lúc đó đến cuối năm, càng như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Cũng không đồng tình với quan điểm cho rằng giảm giá tiền đồng sẽ làm giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc, có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, chuyên gia kinh tế của CIEM cho rằng: “Ý kiến này là thiếu thực tế. Ngay khi Việt Nam giảm giá tiền đồng, thì đối tác Trung Quốc cũng yêu cầu doanh nghiệp phải giảm giá hợp đồng. Ngay cả những quý tỷ giá ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng phải đi kèm các điều kiện khác nhau”.

Tỷ giá chỉ có tác động trong ngắn hạn

Theo CIEM, tỷ giá chỉ có tác động trong ngắn hạn, về lâu dài, tỷ giá không có tác dụng nhiều trong xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tính theo USD và chỉ số giá xuất khẩu năm vừa qua đã giảm nhiều. Biên độ tỷ giá cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vĩ mô. Nếu thực hiện như các nhận định “phá giá trên 5%” thì kinh tế vĩ mô không thể ổn định.

“Trong quá trình hội nhập, khi áp lực từ thị trường quốc tế lớn, mà thị trường tài chính trong nước còn mong manh, chúng ta cần thận trọng và bình tĩnh hơn trước áp lực thông tin trên thị trường. Nếu có bằng chứng xác thực, đúng thời điểm thì sẽ tác động tích cực hơn đến việc điều hành chính sách”, chuyên gia Nguyễn Anh Dương bình luận.

Đây cũng được cho là “câu chuyện đáng tiếc” trong quý III khi mục tiêu ưu tiên cao nhất với ngành Ngân hàng theo CIEM phải là tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu thì mọi vấn đề lại tập trung vào tỷ giá. Trong khi phải nỗ lực điều hành chính sách cho hoạt động tái cơ cấu, thì nhà quản lý lại mất nhiều thời gian cho giải trình chính sách, ổn định thị trường ngoại hối.

Bình luận thêm về tỷ giá trong quý III, Viện trưởng CIEM, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, điều hành tỷ giá như thời gian qua là phù hợp. Công cụ tỷ giá có mục tiêu tối thượng là giữ ổn định vĩ mô, không phải là tăng năng lực cạnh tranh. Với năng lực cạnh tranh, nên có các công cụ khác như giảm chi phí, cải cách thể chế, tạo điều kiện thuận lợi, còn công cụ tỷ giá chỉ là thứ yếu.

“Những thay đổi dễ dãi về tỷ giá sẽ mất hiệu lực nhanh chóng. Với điều kiện của Việt Nam, phải nhìn vào cơ cấu kinh tế và cơ cấu thị trường. Trước hết phải thay đổi cơ cấu thị trường rồi mới thay đổi cơ cấu giá cả”, TS Nguyễn Đình Cung nhận xét.

Hoàng Yến

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读