Một tàu chở than xuất lậu do lực lượng Hải quan Quảng Ninh phát hiện,nóngcách đánh phỏm bắt giữ (Ảnh do Hải quan Quảng Ninh cung cấp) Theo Ban Chỉ đạo 389 Quảng Ninh, các đầu nậu thường lợi dụng đêm tối, sử dụng các loại phương tiện có công suất lớn để vận chuyển hàng cấm từ khu vực cảng Trúc Sơn, Vạn Mỹ - Trung Quốc về khu vực đường phân định trên Vịnh Bắc bộ hoặc một số vùng biển xa rồi chia nhỏ, xé lẻ đưa lên các tàu cá, tàu nhỏ rồi tiếp tục vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ hoặc sử dụng các phương tiện đánh bắt hải sản có trọng tải nhỏ luồn lách, lẩn tránh qua các luồng lạch, đảo, núi để vận chuyển hàng hóa nhập lậu. Không chỉ tìm đủ mọi cách tiêu thụ trót lọt hàng hóa nhập lậu, một số đối tượng còn tổ chức xuất lậu các mặt hàng trọng điểm như than, quặng. Nhóm đối tượng này thường sử dụng tàu có trọng tải lớn dùng hóa đơn, chứng từ vận chuyển nội địa, khi đi qua khu vực giáp ranh biên giới, nếu có cơ hội thì lập tức chuyển hướng để xuất lậu sang Trung Quốc. Trên thực tế, vi phạm liên quan đến than không có phát sinh phức tạp do các ngành, lực lượng chức năng triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trái phép còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn ở một số địa bàn như khu vực Cao Xanh, Hà Khánh, Hà Tu (Hạ Long), khu vực giáp ranh Công ty Vietmindo, xã Tân Dân, Bằng Cả (Hoành Bồ), xã Thượng Yên Công, phường Phương Đông (Uông Bí), các xã Tràng Lương, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông (Đông Triều). Đáng chú ý, Điều 227 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2015 (có hiệu lực từ 1-7-2016) quy định hành vi khai thác tài nguyên trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi đó thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, hoặc khoáng sản khai thác được có trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe từ 31% đến 60%. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, xử lý 77 vụ vi phạm liên quan đến khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than trái phép; thu giữ hơn 6.500 tấn than các loại. Trong đó, lực lượng chức năng đã tiến hành khởi tố 2 vụ, với 15 đối tượng liên quan. Điển hình là tại khu vực biển Hạ Mai, Vân Đồn, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với lực lượng Cảnh sát cơ động phát hiện, bắt giữ tàu HP-3088 do Bùi Văn Hiên, sinh năm 1977, trú tại An Lư, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng là thuyền trưởng cùng 7 thuyền viên đang vận chuyển 4.000 tấn than trị giá 3,97 tỷ đồng đi Trung Quốc tiêu thụ. Tại cơ quan điều tra, thuyền trưởng Bùi Văn Hiên và 7 người đi trên tàu (đều trú tại Hải Phòng) khai nhận, số than trên được vận chuyển từ bãi than xã Gia Minh (Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) và đang trên đường sang Trung Quốc tiêu thụ. Thuyền trưởng cùng toàn bộ thuyền viên trên tàu không có giấy tờ tùy thân và chứng chỉ chuyên môn. Vụ việc đã được cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Quảng Ninh khởi tố, đề nghị truy tố 7 bị can về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo Điều 154 Bộ luật Hình sự. Ban Chỉ đạo 389 Quảng Ninh nhận định, hoạt động buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Tình trạng khai thác, chế biến, vận chuyển tiêu thụ than trái phép vẫn diễn ra nhỏ lẻ và diễn biến phức tạp... với phương thức, thủ đoạn tinh vi, có sự cấu kết chặt chẽ giữa đối tượng trong và ngoài nước, khu vực biên giới và trong nội địa. Do vậy, những tháng cuối năm 2016, các lực lượng trên địa bàn tỉnh tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác quản lý, khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trên địa bàn tỉnh; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh liên quan đến mặt hàng than; Kế hoạch số 03/KH-BCĐ 389; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ 389 ngày của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia... Trong đó, các lực lượng thành viên trực thuộc Ban Chỉ đạo 389 Quảng Ninh tập trung xác định địa bàn trọng điểm, mặt hàng trọng điểm, đối tượng trọng điểm, triển khai đầy đủ, đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ. Đồng thời, xác lập và phá các chuyên án điểm về hoạt động buôn lậu, gian lận các nhóm mặt hàng: Hàng cấm (bao gồm: ma túy, vũ khí công cụ hỗ trợ, chất nổ, pháo; văn hóa phẩm phản động, đồi trụy; động thực vật hoang dã, động vật rừng, gỗ, hàng gỗ mỹ nghệ; than, khoáng sản... |