【trực tiếp manchester】Tôn Quang Phiệt, bộ sách quý về một trí thức
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:04:11 评论数:
Cụ Tôn Quang Phiệt là một trí thức được đào tạo kỹ về Hán học và Tây học. Sáu tuổi đã học chữ Hán với cha,ônQuangPhiệtbộsáchquývềmộttríthứtrực tiếp manchester 15 tuổi đã vào Trường Đốc học Vinh. Năm 1916, ông thi Hương. Sau vào học Trường Quốc Học Vinh, người Pháp làm hiệu trưởng; có các thầy người Việt Nam như Nguyễn Bá Luân (con rể vua Thành Thái), Lê Thước (giải nguyên Hán học) dạy. Bạn đồng môn với ông ở trường toàn người nổi tiếng, như: Đặng Thai Mai, Nguyễn Sỹ Sách, Phạm Thiều, Lê Xuân Phương, Phan Trọng Bình, Ngô Đức Trì, Nguyễn Xiển... Năm 1924, ông nhận bằng thành chung Pháp rồi chuyển ra Hà Nội học trường danh giá nhất Đông Dương thời đó là Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Ba lần bị Pháp bắt và đi tù, nhưng ông vẫn sắt son với đất nước, dân tộc, với cách mạng. Sau Cách mạng Tháng 8, ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng và Ủy ban kháng chiến đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Năm 1948, Hồ Chủ tịch chỉ định ông làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Thanh Hóa. Năm 1946, ông trở thành Đại biểu Quốc hội khóa I và tham gia vào Uỷ ban dự thảo Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa I đến IV đã từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Quốc hội, như Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa I, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Tổng Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa III, IV. Ông còn là Chủ tịch Uỷ ban đoàn kết Nhân dân Á - Phi, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt – Xô... Dù bận nhiều công việc của một lãnh đạo, ông vẫn là một trí thức có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và sáng tác văn học và dịch thuật không thua kém ai. Ông dịch Phan Bội Châu niên biểu, thơ phú, câu đối của Phan Bội Châu, Việt Nam nghĩa liệt sử của Đăng Đoàn Bằng, dịch thơ Tô Đông Pha… Ông nghiên cứu, sáng tác cho đến những ngày cuối đời (1973).
Tôn Quang Phiệt có thời gian hoạt động lâu dài tại Huế (1935-1945). Theo Niên biểu (in trong bộ sách) thì năm 1935, ông từ Vinh vào Huế dạy học (vẫn bị quản thúc vì án khổ sai). Ông thành lập Trường tư thục Thuận Hóa. Ông vừa dạy môn sử và quản lý trường. Trường có nhiều giáo viên giỏi, như Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh… Trường có uy tín lớn, thu hút hàng ngàn học trò các tỉnh miền Trung theo học (trường giải tán năm 1945). Ông mua lại tờ báo Sông Hương của Phan Khôi để làm tờ Dân. Tôn Quang Phiệt làm chủ bút, Phan Đăng Lưu làm quản lý. Ban biên tập, gồm: Hải Triều, Phan Đăng Lưu, Bùi Công Trừng, Tôn Quang Phiệt, Lâm Mộng Quang, Nguyễn Cửu Thịnh. Ở Huế, ông tham gia vào Mặt trận Dân chủ, Hội Truyền bá Quốc ngữ Huế do Hồ Đắc Hàm và Nguyễn Khoa Toàn làm Hội trưởng. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, ông hoạt động trong Thành bộ Việt Minh Nguyễn Tri Phương (mật danh của Thừa Thiên Huế). Tôn Quang Phiệt dự lễ thoái vị của vua Bảo Đại ở Ngọ Môn vào ngày 30/8/1945. Ngày 31/8/1945, ông gặp vua Bảo Đại để chuyển bức công điện “Chính phủ lâm thời mời ông Vĩnh Thụy ra làm tối cao cố vấn cho Chính phủ và sắp xếp đưa cố vấn ra Hà Nội càng sớm càng tốt”. Cách mạng thành công, Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng và Ủy ban Hành chính đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian ở Huế, ông in lại truyện thơ Khách không nhà, in các cuốn Bẻ nạng chống trời, Duyên nợ bên hồ, Một ngàn thu (hồi ký ngồi tù ở Buôn Ma Thuột- đầu đề lấy từ câu Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại). Ở Huế, ông có bài thơ Cầu Trường Tiền viết năm 1940 rất ý tứ: Dịp (nhịp) cầu Thành Thái bến Sông Hương / Để lại ngàn thu mối đoạn trường/ Dòng nước trôi con truyền thế lợi / Cột cờ nêu thắng dấu tang thương/ Ngậm sầu cô ả đò đưa giọng / Nuôi sống anh xe ngựa chạy đường/Liếc mắt nhìn xem trang xã hội / Cầu dài sông thắm nợ còn vương. Những ngày dạy học và hoạt động cách mạng ở Huế, ông thường xuyên đi lại với cụ Phan Bội Châu, cộng tác với cụ Huỳnh Thúc Kháng trên báo Tiếng dân…Thời kỳ này, ông còn là chủ bút báo Ánh sáng, với cộng sự là Lê Quốc Túy, đã cho in nhiều kỳ tác phẩm Côn Lôn ký sự của Trần Huy Liệu tố cáo chế độ hà khắc của nhà tù Côn Đảo.
Với kiến thức quảng bác về văn - sử - triết, khi làm Chủ tịch Hành chính Kháng chiến Thanh Hóa, mặc dù bận nhiều việc, cụ Tôn Quang Phiệt liên tiếp cho ra mắt 3 công trình nghiên cứu, biên soạn sử học giá trị. Đó là Lịch sử cách mạng Việt Nam thời Pháp thuộc (1862 - 1945), dày 95 trang do Liên Việt xuất bản ở Thanh Hóa 1948. Thứ hai là cuốn Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Cuốn thứ ba là Trên đường tranh đấu của nhân dân Việt Nam dày 102 trang (Liên Việt xuất bản, Thanh Hóa , 1950). Năm 1947, ông được Hồ Tùng Mậu, Chủ tịch UBHC Liên khu 4 điều ra Thanh Hóa phụ trách tuần báo Liên hiệp quốc dân của Mặt trận Liên việt Thanh Hóa. Báo này xuất bản được 10 tháng.
Cụ Tôn Quang Phiệt khi học Trường Quốc Học Vinh, học với thầy Lê Thước (quê Trung Lễ, Đức Thọ, Hà Tĩnh- giải Nguyên Hán học (1918), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương). Ông kính nể thầy Thước suốt đời. Đến nỗi khi ông đã là Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc Hội, còn thầy chỉ là một nhà nghiên cứu văn học, văn hóa về hưu, cứ đến ngày 20/11, ông vẫn mang hoa đến tặng thầy và xưng “con”. Thầy đề nghị thay đổi cách xưng hô ông vẫn không chịu. Đó là đạo thầy trò, đạo sư đệ!
Tôn Quang Phiệt là một nhà viết sử chân chính, một nhà báo lớn, một trí thức lớn!