Hơn 10 năm,ởhướngphttriểnđờncatitửman city gặp brentford từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cùng với các tỉnh, thành khác, đờn ca tài tử (ĐCTT) ở Hậu Giang tiếp tục được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để các nghệ nhân phát huy, góp phần bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Hội thi nghệ thuật ĐCTT tỉnh năm trước có chủ đề gần gũi thực tế - Du lịch, một lĩnh vực đã và đang được tỉnh đầu tư, quan tâm phát triển. Nâng cao kiến thức, mở rộng giao lưu Đây là mục tiêu được ngành văn hóa nỗ lực thực hiện trong năm 2023 và 2024, tiếp tạo thêm nhiều sân chơi cho các nghệ nhân tài tử. Ngoài chỉ đạo nâng chất hỗ trợ chuyên môn, đầu tư nhạc cụ cho các câu lạc bộ (CLB) ĐCTT từ tỉnh đến ấp, với hàng ngàn nghệ nhân ở hơn 100 CLB và nhóm sinh hoạt được thụ hưởng, Trung tâm Văn hóa tỉnh còn chủ động nâng chất CLB ĐCTT của tỉnh, tổ chức định kỳ giao lưu với các CLB cấp huyện, cấp xã. Các địa phương tùy theo điều kiện, còn tự tổ chức giao lưu và mời các CLB ngoài tỉnh cùng tham gia. Tất cả đã tạo nên sự gắn kết với các nghệ nhân khắp nơi, chia sẻ kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, kỹ năng, để hiểu đúng, hiểu sâu về loại hình nghệ thuật này. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về đờn, ca tài tử cho các nghệ nhân đờn ca, giúp họ có thêm nhiều kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, đủ để vững vàng, có thể truyền nghề một cách tự tin nhất. Từng tham gia nhiều lớp dạy ca tài tử ở Hậu Giang, nghệ nhân Phan Minh Đức, giảng dạy tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Mấy năm xuống đây truyền nghề, tôi rất mến nghệ nhân ở đây. Họ không chỉ hát hay, đờn giỏi mà còn rất đam mê và sống hiền lành, dễ gần, rất tình cảm. Về đây, tôi được sống trong sự ấm áp và chân thành, vui và thích lắm. Nhưng điều làm tôi vui hơn nữa chính là ngọn lửa đam mê trong mỗi nghệ nhân và việc địa phương tạo điều kiện để họ có kiến thức chuyên môn. Đây chính là điều giúp cho họ lưu giữ và truyền dạy đúng, đủ nhất”. Mở hướng phát triển Năm nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh quyết tâm xây dựng và tổ chức hoạt động hơn 10 CLB ĐCTT ở các điểm du lịch cấp huyện trong toàn tỉnh. Đây là sự kết nối vừa tạo điều kiện cho các câu lạc bộ ở cơ sở nâng chất, vừa góp phần quảng bá giá trị của di sản văn hóa đặc sắc này cho du khách khi đến các điểm du lịch trong tỉnh, có nhu cầu thưởng thức ĐCTT. Điều này đã được định hướng từ năm trước, khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thi nghệ thuật ĐCTT, có chủ đề chuyên sâu về du lịch. Các tiết mục đều tập trung khai thác thế mạnh của du lịch, giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch địa phương để thu hút du khách. Hội thi trở nên nhẹ nhàng, có chiều sâu và rất thu hút, bởi những câu chuyện, cách làm du lịch được kể nhẹ nhàng, tạo nét riêng khó hòa lẫn ở từng địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, bằng một kế hoạch cụ thể. Năm nay sẽ tiếp tục tổ chức một hội thảo chuyên sâu về định hướng phát triển ĐCTT trên địa bàn tỉnh; tổ chức ít nhất 2 lớp ĐCTT nâng cao ở cấp tỉnh và 5 lớp cơ bản ở cấp huyện, Trung tâm Văn hóa tỉnh là đơn vị trực tiếp thực hiện. Ông Lê Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, cho biết: “Đơn vị sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình gia đình tài tử, CLB tài tử học đường, biên tập, in ấn các bộ tài liệu về ĐCTT để chuyển cho tất cả các CLB ĐCTT trong toàn tỉnh”. Sẽ xây dựng khoảng 20 CLB ĐCTT phục vụ tại các điểm du lịch của tỉnh Ngành văn hóa quyết tâm đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 120 CLB ĐCTT, trong đó có khoảng 80 CLB hoạt động hiệu quả, với 9 câu lạc bộ chủ lực của Trung tâm Văn hóa tỉnh, cấp huyện; củng cố và nâng chất các CLB ĐCTT cấp xã, các tổ, nhóm sinh hoạt tài tử trong cộng đồng, làm nền tảng để bảo vệ, phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Đặc biệt, sẽ xây dựng khoảng 20 CLB ĐCTT phục vụ tại các điểm du lịch của tỉnh, góp phần quảng bá thế mạnh, tiềm năng văn hóa nghệ thuật, du lịch đặc sắc của tỉnh. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ |