【nhận định bóng đá cúp c1 hôm nay】Phát triển kinh tế số
Kinh tế số - lĩnh vực kinh tế đầy tiềm năng của thế giới hiện đại |
Từ bối cảnh thế giới và khu vực...
Theo ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Nhóm Công tác kinh tế số của VPSF - kinh tế số là tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế dựa vào hoặc sử dụng mạng Internet và các nền tảng giao thức Internet (Internet Protocol - IP) như là một phần của hạ tầng gắn thêm của xã hội.
Một thống kê của Tạp chí Forbes thực hiện trong năm 2016 đưa ra tính toán, lĩnh vực kinh tế số toàn cầu có giá trị khoảng 3 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 3,8% giá trị nền kinh tế toàn cầu. Còn tại các quốc gia ASEAN (số liệu tính toán trong năm 2016), kinh tế số đạt giá trị khoảng 150 tỷ USD, tương đương 6% GDP của các quốc gia ASEAN. Và theo dự báo, đến năm 2020, kinh tế số của khu vực này đạt tốc độ tăng trưởng 17%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế khu vực chỉ được dự báo ở mức 9%/năm.
Thống kê cũng cho thấy, tại khu vực ASEAN, tốc độ tăng trưởng Internet đạt tốc độ cao nhất thế giới với trên 700 triệu thiết bị di động, 260 triệu người sử dụng và dự báo đến năm 2020, số lượng người dùng sẽ đạt 480 triệu người.
"Việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế số có thể giúp GDP của các nước ASEAN tăng thêm 1 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới, do đó, nhiều nước đang rất quan tâm đến kinh tế số" - ông Chính nói và dẫn chứng, Thái Lan đã thành lập Bộ Xã hội và Kinh tế Kỹ thuật số để thay thế Bộ Công nghệ Thông tin và truyền thông trong khi Malaysia đặt mục tiêu giá trị từ kinh tế số chiếm 17% tỷ trọng nền kinh tế...
Đặc biệt, vị đại diện VPSF này cho biết, tốc độ phát triển kinh tế số đã và đang trong gian đoạn mạnh mẽ nhất, thể hiện qua việc có đến 200 thành phố trên toàn thế giới có kế hoạch xây dựng thành phố thông minh và dự báo đến năm 2020, tổng giá trị thị trường của các thành phố thông minh.
... đến thực trạng tại Việt Nam và những khuyến nghị
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở Top khá trong khu vực ASEAN. Cụ thể, năm 2016, lĩnh vực thương mại điện tử (E-Commerce) của Việt Nam đạt doanh thu 900 triệu USD, tăng 50% so với năm 2015 và dự báo đến năm 2020, con số này có thể chạm ngưỡng 5 tỷ USD.
"Tại Việt Nam đã xuất hiện xu thế “số hóa” ở mọi lĩnh vực, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế…" - Báo cáo của VPSF đánh giá.
Xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin bằng việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp cận lĩnh vực này càng sớm càng tốt |
Bên cạnh đó, quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh, năm 2016 đạt giá trị 390 triệu USD và ước tính đến năm 2020, quy mô thị trường này sẽ tăng gấp 3 lần, đạt 950 triệu USD.
Đặc biệt, số lượng người Việt Nam sử dụng Internet thông qua công cụ smartphone lên đến trên 60 triệu người. Điều này cho thấy người Việt thuộc nhóm ưa thích công nghệ, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới. Đây được coi là yếu tố rất quan trọng và là tiền đề để phát triển kinh tế số.
Mặc dù kinh tế số của nước ta đã "bắt nhịp" nhanh và có bước tăng trưởng mạnh, song, theo VPSF, đến nay chúng ta vẫn chưa có cơ chế, chính sách hoàn thiện điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Hơn thế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ của ngành này còn nhiều bất cập mà hệ quả trực tiếp là lĩnh vực kinh tế số dựa trên nền tảng Internet vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ về bảo mật, an toàn thông tin.
Đặc biệt, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin đang là một trong những thách thức lớn đối với lĩnh vực kinh tế số của nước ta. Cụ thể, theo Báo cáo của Vietnamworks, nhu cầu nhân sự ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016. Tuy nhiên, theo Vietnamworks, dự báo đến cuối năm 2018, ngành này sẽ thiếu hụt khoảng 70.000 nhân sự và đến năm 2020 con số này sẽ là 500.000 nhân sự.
Đưa ra khuyến nghị để Việt Nam phát triển kinh tế số trong thời gian tới, VPSF cho rằng, trước hết Chính phủ cần xây dựng và công bố quy hoạch ngành về ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở đó ban hành các chuẩn trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị để tạo sự liên kết, đồng bộ trong quá trình đầu tư và phát triển hạ tầng dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin.
Song song đó, cần tăng nhu cầu tin học hóa của cơ quan công quyền (tạo cầu) thông qua việc đẩy mạnh chương trình Chính phủ điện tử trong tất cả các lĩnh vực, giao thông, du lịch...
Xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử bằng các giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số; có chính sách thuế ưu đãi với ngành phần mềm, với các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm... cũng là những khuyến nghị mà VPSF đưa ra.
Về vấn đề nguồn nhân lực, VPSF kiến nghị, bên cạnh việc thay đổi chương trình đào tạo theo kịp các xu thế công nghệ mới, như: IoT, AI, Security, Robotic... thì cũng rất cần thực hiện xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin bằng việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp cận lĩnh vực này càng sớm càng tốt.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Quang Ngọc - Tổng giám đốc Tập đoàn FPT - cho rằng, Chính phủ cần tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các dự án công nghệ thông tin trong lĩnh vực sử dụng vốn nhà nước.
"Hiện nay, một số dự án đang hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân" - ông Ngọc nói và kiến nghị: "Không nên phân biệt các thành phần kinh tế khi tham gia các chương trình tin học hóa cho khu vực công".
Cũng từ những vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ông Ngọc cho biết, các doanh nghiệp viễn thông đang phải đóng phí thương quyền (0,5% doanh thu) và phí viễn thông công ích (1,5% doanh thu).
"Với doanh nghiệp, tình trạng “một cổ hai tròng” lên tới 2% doanh thu như vậy quá lớn" - ông Ngọc thẳng thắn và bổ sung, trong khi đó, Internet là hạ tầng kết nối của nền kinh tế số, gắn với sự phát triển của cuộc sống văn hóa, kinh tế, kỹ thuật… nên cần được khuyến khích, hỗ trợ thay vì bắt nộp thêm phí.
Từ bất cập này, ông Ngọc kiến nghị, cần bãi bỏ quy định về phí viễn thông công ích, đồng thời sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
相关推荐
- Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội ứng cử ĐBQH ở đâu?
- Giới thiệu 2 tiến sỹ và 1 thạc sỹ để bầu Phó Chủ tịch Quốc hội
- Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- Cà Mau: Chốt danh sách 88 người đủ tiêu chuẩn ứng cử HĐND khoá XV
- Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN gặp Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ
- Chính phủ yêu cầu không để ách tắc lưu thông, cản trở quá trình khôi phục kinh doanh.