发布时间:2025-01-10 21:32:25 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Hình ảnh của hai nghệ nhân Bạch Hạc và Đức Tiễn (từ phải sang). Ảnh: www.culturemasters.org |
Nghệ nhân Phan Thị Bạch Hạc hiện đang là Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế và Nghệ nhân Huỳnh Đức Tiễn là nhạc công tại Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế.
Cùng với 2 nghệ nhân của Huế - Việt Nam, đợt này còn có 4 nghệ nhân khác của các nước trong khu vực châu Á được vinh danh gồm: Bà Sruti Respati đến từ Indonesia; ông Abdulhamit Raimbergenov đến từ Kazakhstan; bà Mohichehra Shamurotova và ông Bakhshiqul Togaev đến từ Uzbekistan.
Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa là một tổ chức phi chính phủ nổi tiếng ở Hàn Quốc, cam kết hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp văn hóa đổi mới, phát triển văn hóa bền vững và đào tạo thế hệ lãnh đạo văn hóa tiếp theo. Liên hiệp này có một Ban cố vấn quốc tế bao gồm các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực di sản văn hóa đến từ Úc, Bulgaria, Canada, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Hàn Quốc, Kyrgyzstan, Na Uy, Uzbekistan và Việt Nam.
Dự án Vinh danh Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình (Gugak Masters Designation) mong muốn nâng cao vị thế của các nghệ sĩ, nghệ nhân và cộng đồng văn hóa, những người có những đóng góp đáng kể cho âm nhạc truyền thống và nghề thủ công ở cấp quốc gia và quốc tế. Các tiêu chí lựa chọn nhấn mạnh sự xuất sắc về kỹ năng và khả năng làm chủ, sự sáng tạo và đổi mới cũng như sự cống hiến cho giáo dục và cố vấn. Các nghệ nhân âm nhạc cung đình được chọn sẽ hợp tác với các nghệ nhân văn hóa để quảng bá và phát triển đổi mới di sản phi vật thể của làng văn hóa toàn cầu.
Việc hai nghệ nhân Phan Thị Bạch Hạc và Huỳnh Đức Tiễn, cũng là hai nghệ nhân Việt Nam đầu tiên được Gugak Masters Inc vinh danh là một niềm tự hào của Huế, của cả nước.
Bởi ngoài những danh hiệu như nghệ nhân dân gian, nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, báu vật nhân văn sống… ở tất cả các lĩnh vực, bây giờ chúng ta còn có thêm những nghệ nhân được vinh danh là “Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình” cao quý từ một tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Tuy nhiên, việc chúng ta có quá nhiều danh hiệu khoác lên người một nghệ nhân ở một lĩnh vực lại gợi lên chút băn khoăn. Bởi nhiều danh hiệu, thật ra cũng giống như việc có nhiều tấm áo đẹp. Còn thực chất, các chính sách đãi ngộ, trước hết là về vật chất đối với các nghệ nhân – những báu vật hay “báu vật nhân văn sống” – thời gian qua ở tất cả các địa phương cũng như phương diện quốc gia có thể nói là chưa tương xứng. Còn về mặt tinh thần, thực tế cũng lại thua rất xa các nước trong khu vực như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Mà nói như nhà nghiên cứu Võ Phùng - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao thành phố Hội An với người viết là chúng ta chưa có thước đo chuẩn mực về chính sách cũng như sự đóng góp của nghệ nhân.
Ông Võ Phùng dẫn chứng: Trong một buổi gặp mặt nhân sự kiện những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Hội An mới đây, ngồi bên cạnh ngài đại sứ Hàn Quốc là nghệ nhân opera nổi tiếng của Hàn Quốc. Và ngài đại sứ đã đứng lên trang trọng giới thiệu với mọi người đây là một báu vật của Hàn Quốc.
“Một lần khác, tại sự kiện những ngày văn hóa Nhật Bản cũng ở Hội An. Nước bạn gửi qua một nghệ nhân thư pháp và dặn tới dặn lui chúng tôi phải bố trí đầy đủ từ xích lô cũng như dù che nắng để nghệ nhân này di chuyển đến nơi trình diễn. Đó cũng là một sự vinh danh nghệ nhân về mặt tinh thần ở cấp Nhà nước, điều mà chúng ta chưa làm được”, ông Võ Phùng nói.
Có nhiều danh hiệu, có nhiều sự tôn vinh ở trong và ngoài nước cho các nghệ nhân ở tất cả các lĩnh vực là điều vô cùng đáng quý. Nhưng quý và thiết thực hơn, vẫn là làm sao tạo ra những thước đo chuẩn mực về sự đóng góp, kèm theo đó là các chính sách đãi ngộ, trước hết là vật chất tương xứng.
Bởi nghệ nhân gì thì cũng là con người, cũng phải - trước hết “có thực mới vực được đạo” và “áo đẹp” luôn đi sau “cơm no”!
相关文章
随便看看