您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文
【kết quả ý hôm nay】Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân: Bài 1: Xu hướng điện hạt nhân toàn cầu
Nhận Định Bóng Đá36429人已围观
简介Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Thấy gì từ chặng đường dài quá khứ? Điện hạt nhân: Lợi ích kinh ...
Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Thấy gì từ chặng đường dài quá khứ?ìsaoViệtNamnênpháttriểnđiệnhạtnhânBàiXuhướngđiệnhạtnhântoàncầkết quả ý hôm nay Điện hạt nhân: Lợi ích kinh tế và vai trò với môi trường |
Cho đến thời điểm hiện tại, đa số các nước lớn, có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, nền kinh tế tăng trưởng cao trên thế giới đều đã và đang sử dụng điện hạt nhân. Có nhiều nước đang phát triển chưa đủ điều kiện phát triển điện hạt nhân nhưng vẫn xây dựng chiến lược phát triển điện hạt nhân trong tương lai.
Vào đầu tháng 4/2022, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore đã đề xuất trước Quốc hội nước này về việc phát triển điện hạt nhân.
Trước đó, đầu tháng 3/2022, Tổng thống Philippines đã ký sắc lệnh đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng của nước này với mục tiêu giảm nhiệt điện than và giảm phát thải khí carbon.
Cũng trong tháng 3, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia và Cục Quản lý năng lượng quốc gia của Trung Quốc thông báo sẽ duy trì tốc độ xây dựng và đảm bảo an toàn cho các dự án điện hạt nhân ven biển mới. Trong kế hoạch 5 năm từ 2021 - 2025, Trung Quốc sẽ xây thêm 8 lò phản ứng hạt nhân mới mỗi năm.
Tại châu Âu, tháng 3 /2022, Chính phủ Anh thông báo kế hoạch giảm phụ thuộc vào dầu và khí đốt bằng cách xây thêm 8 lò phản ứng hạt nhân mới. Mục tiêu nước này đặt đến năm 2050 phải có khoảng 24 Gigawatt điện hạt nhân, tương đương 25% nhu cầu điện dự báo.
Một nhà máy điện hạt nhân của Pháp |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Giáo sư, Viện sỹ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long cho biết, nhiều quốc gia hiện đang quay trở lại phát triển điện hạt nhân, thậm chí trong quá trình loại điện này bị công kích nhiều, các quốc gia vẫn âm thầm phát triển và coi đây là con đường không thể khác.
Đồng quan điểm về xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết thêm, nhiều quốc gia muốn phát triển điện hạt nhân ngoài đảm bảo an ninh năng lượng còn có mục đích khác. Đối với những rủi ro, xác xuất do thiên tai và yếu tố con người thì lĩnh vực nào cũng có, trong đó có điện hạt nhân. Với sự phát triển của công nghệ hiện tại, tính an toàn của điện hạt nhân là rất cao.
Thời gian qua, đa số các tổ máy điện hạt nhân dừng hoạt động là các tổ máy đã hết hoặc gần hết thời gian sử dụng, thế hệ cũ. Các quốc gia phát triển điện hạt nhân cũng đã kiểm tra, bổ sung thiết bị đảm bảo an toàn, tiếp tục hoàn thiện, nối lưới các tổ máy đang xây dựng, khởi công xây dựng các tổ máy điện hạt nhân thế hệ mới (thế hệ 3, 3+) công suất lớn hơn (≥ 1000MW).
Thống kê cho thấy, tính đến tháng 5/2022 có 35 Quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tổng số có 441 lò phản ứng điện hạt nhân đang vận hành với tổng công suất lắp đặt 393.853 MW. Trong đó, Mỹ đứng đầu trên thế giới với 93 lò phản ứng điện hạt nhân với tổng công suất đặt 95.523 MW, tiếp theo là Pháp, Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada...
Có 53 lò phản ứng điện hạt nhân đang xây dựng với tổng công suất 54.517MW, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với số lượng 15 lò phản ứng/15.002MW, Ấn Độ đang xây dựng 8 lò phản ứng…
Nhật Bản vẫn kiên định chính sách về điện hạt nhân với tỷ lệ điện hạt nhân vẫn tăng đều hàng năm sau sự cố Fukushima. Với mục tiêu sử dụng đa dạng các nguồn năng lượng: Đến năm 2030, trong cơ cấu nguồn điện, năng lượng tái tạo chiếm từ 36-38%, điện than 19% và năng lượng hạt nhân từ 20-22%, LNG 20% ...
Nước Đức dù có kỳ vọng vào phát triển Năng lượng tái tạo (do nhu cầu điện trong nước đạt ngưỡng bão hòa) để thay thế một số nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân, thậm chí đặt ra mục tiêu đóng cửa tất cả các cơ sở hạt nhân vào cuối năm 2022, loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2038. Tuy nhiên mục tiêu này không thể thành hiện thực vì hiện nay, Đức vẫn đang duy trì 3 tổ máy ĐHN với tổng công suất đặt 4.055 MW, sản lượng điện hạt nhân năm 2021 đạt 65,44 TWh chiếm 13,18 %, đồng thời cũng nhập khẩu điện từ Pháp (chủ yếu từ nhà máy điện hạt nhân).
Một số chuyên gia cho rằng, thực hiện mục tiêu giảm phát thải, nhiều quốc gia được hưởng lợi do có điện hạt nhân |
Theo Tiến sĩ Trần Chí Thành – Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, tại hội nghị toàn cầu COP26, đa số các nước đã cam kết cân bằng phát thải CO2 vào 2050/2060, bằng việc chuyển đổi cơ cấu điện năng. Ngoài việc giảm nhiệt điện than, thúc đẩy phát triển điện năng lượng tái tạo thì điện hạt nhân được xem là nguồn điện không phát thải CO2 và có thể đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn điện.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy giá dầu và khí lên cao, đặc biệt là giá khí, cho thấy an ninh năng lượng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các quốc gia đều muốn giảm phụ thuộc từ bên ngoài và để thực hiện được mục tiêu này, năng lượng hạt nhân được cho là có vai trò rất quan trọng.
Có thể thấy, có nhiều lý do để các quốc gia phát triển điện hạt nhân là vì đây là nguồn năng lượng sạch, ổn định, giúp đảm bảo an ninh năng lượng và không phải phụ thuộc vào bất kỳ nguồn nhiên liệu hoá thạch nào, đồng nghĩa với việc không bị những yếu tố tác động từ bên ngoài quốc gia (căng thẳng chính trị, đứt gãy nguồn cung…). Đặc biệt, phát triển điện hạt nhân sẽ giúp các quốc gia thực hiện trách nhiệm của mình trong cam kết Cop26.
Tại Diễn đàn Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 12 về phát triển điện hạt nhân sau Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 diễn ra mới đây, Tiến sĩ Trần Chí Thành cho rằng, do đặc thù của Việt Nam (lãnh thổ nhỏ, dân số đông, dân cư đông đúc, đời sống dân cư ven biển …) nên việc triển khai và triển khai một lượng lớn điện gió, điện mặt trời trên bờ, xa bờ là khó khăn. Do đó, các chuyên gia năng lượng đồng ý rằng, điện hạt nhân nên được đưa vào Quy hoạch điện VIII, tuy nhiên vấn đề này sẽ do các nhà hoạch định chính sách quyết định.
Bài 2: Nguồn điện sạch, đa lợi ích
Tags:
相关文章
Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
Nhận Định Bóng Đá...
阅读更多Địa phương phản đối cấm xe lớn vào cao tốc Cam Lộ
Nhận Định Bóng ĐáĐịa phương phản đối cấm xe lớn vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Cục Đường bộ nói gì? ...
阅读更多Đi xe máy lên vành đai 3 trên cao, người phụ nữ bị phạt số tiền nửa tháng lương
Nhận Định Bóng ĐáĐi xe máy lên vành đai 3 trên cao, người phụ nữ bị phạt số tiền nửa tháng lương ...
阅读更多
热门文章
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- 13 người bị chó dại cào cắn, Đồng Nai dự kiến lập 30 đội bắt chó thả rông
- Cháy xe container dưới chân cầu Phú Mỹ, giao thông TP Thủ Đức qua quận 7 tê liệt
- Khởi tố thanh niên vượt chốt đo nồng độ cồn, tông gãy xương Đội trưởng CSGT
- Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- Khu xử lý chất thải Sông Công gây ô nhiễm, chỉ đạo khẩn sau VietNamNet phản ánh
最新文章
-
Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
-
Bị ép làm sai, nhiều thuộc cấp của bị cáo Trương Mỹ Lan quyết liệt chống đối
-
3 cây sao đen trăm tuổi đều chết trước nhà mới xây, sự trùng hợp ngẫu nhiên?
-
Giải cứu thành công 2 bé gái mất tích tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
-
Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
-
Tài xế không bằng lái điều khiển xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường vào TP Huế
友情链接
- Nga chọc thủng phòng tuyến gần thị trấn chiến lược của Ukraine
- Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường
- 22 nghị sĩ Dân chủ ngăn Tổng thống Trump trục xuất người nhập cư gốc Việt
- Ukraine phóng loạt tên lửa, tấn công lãnh thổ Nga trong đêm
- Tổng thống Putin duyệt học thuyết hạt nhân mới của Nga
- Thu hẹp khoảng cách giới trên bách khoa toàn thư Wikipedia
- Nhật Bản xét xử người Việt trong đường dây trộm cắp 114.000 USD hàng hóa
- Ukraine tuyên bố có tên lửa đạn đạo mới, cỗ máy chiến tranh tăng tốc
- Máy bay Nga chở hơn 90 người bốc cháy dữ dội khi hạ cánh
- Mỹ: Điều tra 2.500 phiếu đăng ký bầu cử nghi bị gian lận tại Pennsylvania