【bd kq ngoại hạng anh】Nuôi heo
BP - Từ tháng 12-2016 đến nay,bd kq ngoại hạng anh nuôi heo đánh dấu năm khó khăn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hiện nuôi heo hộ nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh đã phải giảm đàn, nhiều hộ “treo chuồng”. Chăn nuôi hộ giảm nhưng trang trại heo vẫn phải cầm chừng vì lỡ đầu tư... Và bài toán thị trường vẫn là “ẩn số” khi quy trình chăn nuôi và giết mổ heo chưa xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu bảo đảm an toàn “heo sạch”...
“GIẢI NGHỆ” NUÔI HEO
30 năm trong nghề nuôi heo, bà Nguyễn Thị Anh ở thị trấn Lộc Ninh (Lộc Ninh) đã trải qua nhiều phen thăng trầm nhưng vẫn bám trụ với nghề. Thế nhưng, năm 2017 giá heo hơi không bù nổi giá thành, gia đình bà Anh đã hết khả năng cầm cự. Với quy mô 20 heo nái, 100 heo thịt/lứa, bà Anh đã lỗ hơn 300 triệu đồng. Điều đáng nói là qua báo, đài bà Anh không thấy tia hy vọng phục hồi giá heo hơi. Và dù tiếc hệ thống chuồng trại đầu tư tươm tất nhưng gia đình bà buộc phải treo bảng bán vườn (nơi nuôi heo) và dồn hết khả năng mua 4 ha cao su cách nhà trên 20km đổi nghề. Bà Anh lý giải, dù giá vườn cao su có cao hơn 1,5 lần so với năm 2016 do giá gỗ vườn cây thanh lý tăng nóng nhưng lấy công làm lãi thì kinh doanh cao su vẫn “sáng” hơn nuôi heo.
Năm 2016, hộ bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Lộc Thuận (Lộc Ninh) đầu tư hơn 100 triệu đồng hệ thống chuồng sắt cho heo sinh sản an toàn. Trong nuôi heo bà Hoa lấy công làm lời, có nái không phải mua giống, tận dụng hèm nấu rượu cho heo ăn, giảm chi phí. Dù lấy công làm lời nhưng gia đình bà Hoa phải giảm đàn từ 20 xuống còn 5 nái. Bà Hoa cho rằng, nếu giá heo khoảng 35-37 ngàn đồng/kg thì những hộ lấy công làm lời như gia đình bà còn cầm cự được. Đầu tháng 10, giá heo có nhích lên 32 ngàn đồng/kg nhưng chỉ được 10 ngày giảm còn 24-25 ngàn đồng/kg, do “tai tiếng” 4.000 con heo ở TP. Hồ Chí Minh bị tiêm thuốc an thần.
Hộ anh Phan Tam ở xã Thanh Hòa (Bù Đốp) năm 2016, trong chuồng lúc nào cũng có 100 heo thịt và 20 nái nhưng nay đã phải “treo chuồng”. Anh Tam cho biết, trong hội nuôi heo hộ nhỏ lẻ ở Bù Đốp nay tổng đàn còn khoảng 20% so với cùng kỳ 2016. Ở Lộc Ninh, Bù Đốp có nhiều “đại gia” trong nghề nuôi heo phải bán cả vườn cao su để có tiền mua cám cầm cự đàn, nay đã treo bảng bán trại nhưng rất ít người hỏi mua.
XUẤT KHẨU HEO TIỂU NGẠCH TRUNG QUỐC GIẢM 80%
Giữa năm 2016, chăn nuôi heo trong nước nói chung và Bình Phước nói riêng đã chứng kiến tăng trưởng “nóng”. Theo Cục Chăn nuôi, ước tính cuối 2016, chưa kể các trang trại nhỏ, chỉ riêng số lượng trang trại lớn và vừa đã lên tới 26 ngàn, tăng 23% so với năm 2015. Quy mô đàn 4,3 triệu heo nái, đàn heo thịt có mặt thường xuyên là trên 31 triệu con, sản lượng trên dưới 6 triệu tấn. Người Việt chủ yếu mua thịt heo tươi với mức bình quân khoảng 37-38kg/người/năm. Như vậy, cả nước hiện chỉ tiêu thụ hết khoảng 3 triệu tấn thịt heo/năm.
Nuôi heo theo quy mô hộ trên địa bàn tỉnh hiện giảm đàn hoặc “treo chuồng”
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước, tính đến tháng 10-2017, toàn tỉnh có 571.235 con heo, trong đó chăn nuôi trang trại với tổng 455.150 con, còn lại chăn nuôi tại 7.369 nông hộ, tăng 9,18% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng trang trại là 217, tăng 30 trại. Chăn nuôi heo trang trại và các công ty ở Bình Phước chiếm 85,25%/tổng đàn heo.
Ngoài tiêu thụ trong nước, chăn nuôi heo ở Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay, Trung Quốc ngừng thu gom heo ở Việt Nam dẫn đến khủng hoảng thừa, người chăn nuôi thua lỗ, phá sản. Theo báo cáo từ Hãng nghiên cứu toàn cầu (IBC), trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu heo theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt gần 12 triệu con (33 ngàn con/ngày). Dự kiến năm 2017, Việt Nam xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 2,4 triệu con (giảm 80% so với năm 2016). Nếu tình hình không khả quan, con số xuất khẩu nêu trên sẽ giảm sút, chỉ xuất khẩu đạt 1,17 triệu con...; trong khi xuất khẩu chính ngạch lại hạn chế. Còn xuất khẩu heo thịt xẻ chính ngạch, Việt Nam mới xuất sang thị trường Hồng Kông và Malaysia khoảng 15-20 ngàn tấn (tương đương 200 ngàn con), giai đoạn 2013-2016. Qua các con số đã nêu cho thấy, tình hình xuất khẩu thịt heo của Việt Nam hiện không tương xứng với tiềm năng sản xuất.
TÁI CƠ CẤU CHĂN NUÔI “SẠCH” KHƠI THÔNG THỊ TRƯỜNG
Thịt heo chiếm tỷ trọng lớn trong bữa ăn hằng ngày của người Việt và cả Trung Quốc. Tuy nhiên, trong 2 năm 2016-2017, “nóng” vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều vụ việc bị báo chí cũng như các cơ quan chức năng qua kiểm tra đã phanh phui chăn nuôi sử dụng kháng sinh, chất tăng trưởng, tiêm thuốc an thần hoặc bơm nước trước khi giết mổ... đã làm người tiêu dùng e ngại giảm thịt heo trong khẩu phần ăn.
Trước thực trạng khó khăn trong chăn nuôi heo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch, giảm đàn, đồng thời tái cơ cấu chăn nuôi theo hướng sản xuất sạch, quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; nông dân liên kết sản xuất theo nhu cầu thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã cử đoàn công tác qua Trung Quốc đàm phán xuất khẩu heo. Trước đây, Trung Quốc được coi là thị trường “dễ tính” thì nay đòi hỏi xuất khẩu heo phải qua chính ngạch, chăn nuôi đáp ứng các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện chăn nuôi heo của Việt Nam chưa kiểm soát được quy trình chăn nuôi và giết mổ nên người nuôi heo không có hy vọng lọt vào danh sách xuất khẩu theo con đường chính ngạch. Đơn cử, Bình Phước có Công ty Lộc Phát 2 (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh) quy mô lớn nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á hay Tập đoàn Hùng Nhơn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu heo chính ngạch. Nhưng trong số 217 trang trại heo chỉ có 44 trang trại được công nhận an toàn dịch bệnh, chiếm 20%.
Tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu thịt heo Việt Nam diễn ra ngày 20-10-2017, cho thấy, sở dĩ Việt Nam chưa thể xuất khẩu được sản phẩm thịt heo chính ngạch là bởi ngành chăn nuôi vẫn chưa thể xử lý triệt để dịch bệnh, nhất là dịch lở mồm long móng, chưa xây dựng được các vùng an toàn dịch bệnh. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội nhập khẩu thịt heo ba chỉ và chân giò. Tuy nhiên, để xuất khẩu được các sản phẩm này sang Hàn Quốc phải có nguồn gốc từ quốc gia/vùng xuất khẩu không có bệnh lở mồm long móng được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận. Ngoài ra, Nhật Bản hay các nước châu Âu cũng yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao về mặt vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh động vật của EU... Đáng tiếc là hiện nay Việt Nam chưa được OIE công nhận sạch bệnh lở mồm long móng nên chưa đủ điều kiện để Hàn Quốc, EU tiến hành đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với thịt heo vào các thị trường dồi dào tiềm năng này.
Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến quan hệ quốc tế, ký kết các hiệp định song phương, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh chia nhỏ theo khu vực. Ngoài ra, Cục Thú y cũng cần hợp tác, xúc tiến, xây dựng kế hoạch, phương án về an toàn dịch bệnh với các đối tác nước ngoài để doanh nghiệp có thể tự tin xuất khẩu thịt heo.
Phương Hà