Từ cuộc chiến bước sang chiến trường kinh doanh
Trần Hồng Quảng nhập ngũ năm 1971,ùngLaođộngTrầnHồngQuảsố liệu thống kê về newcastle gặp burnley giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Sau 5 năm tham gia quân ngũ, dù may mắn hơn những đồng đội đã ngã xuống, nhưng ông cũng kịp mang trên mình hàng chục vết thương lớn nhỏ, là thương binh hạng 1/4, mất 81% sức khỏe. Sau khi trở về với đời thường, ông lại tiếp tục dấn thân vào cuộc chiến sống còn ở đời thường – cuộc chiến trong kinh doanh với khát vọng làm giàu và làm được điều gì đó để hỗ trợ cho các anh em thương bệnh binh đang phải chật vật với cuộc sống “cơm áo gạo tiền”.
Đầu năm 1996, ông đã tập hợp 35 anh em thương binh thành lập nên Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh (nay là Tập đoàn Quang Minh) rộng 15.000m2 tại xã Anh Dũng, Kiến Thụy, Hải Phòng, với 35 triệu đồng hỗ trợ ban đầu từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cùng chút ít vốn gom góp từ bản thân và các thành viên trong xí nghiệp. Xí nghiệp được xây dựng lên như một mô hình sản xuất mới, mô hình sản xuất tập thể của những người thương binh. Đây cũng được coi là một trong số ít những hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tiên ở Hải Phòng được công nhận là “Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của thương, bệnh binh và người tàn tật”.
Khởi nghiệp bằng việc đi bán than cho các nhà máy xi măng, dần dần Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh đã đầu tư mở xưởng nghiền xi măng tại Lam Sơn (Thanh Hóa) và Ninh Khánh (Ninh Bình). Sau đó để mở rộng ngành nghề kinh doanh, ông cùng đồng nghiệp đã đấu thầu 60 ha đầm nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm sú theo hướng quảng canh cải tiến ở Hoành Bồ (Quảng Ninh); xây dựng hệ thống bể nuôi tôm, ươm tôm giống và đầu tư xưởng sản xuất thức ăn nuôi tôm bằng công nghệ sinh học; xây dựng lò nung gốm sứ bằng dầu đốt hóa hơi thay cho lò đốt than, củi … Không dừng lại ở đó, Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh còn tham gia vận tải hàng và hành khách với trên 100 ô tô các loại.
Đặc biệt, một xưởng sản xuất thức ăn nuôi tôm được xây dựng ngay tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) với công suất 200 kg/ngày, sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ sinh học, áp dụng công thức enzim đã được tặng Giải thưởng Vifotec năm 2000. Chỉ riêng nuôi tôm, doanh thu mỗi năm Xí nghiệp Tập thể Thương binh Quang Minh đã đạt hàng tỷ đồng.
Cũng nhờ sản phẩm thức ăn nuôi tôm, tháng 6/2003, Giám đốc Trần Hồng Quảng là đại biểu duy nhất được Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cử đi dự hội nghị quốc tế doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cộng hòa Pháp với tham luận về đề tài “Quy trình sản xuất thức ăn nuôi tôm bằng công nghệ sinh học” được đánh giá cao và được gặp gỡ Tổng thống Pháp Jacpues Chirac.
Đi trước đón đầu
Năm 2005, ông vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”, đồng thời bắt tay xây dựng Khu sản xuất tập trung tại Thủy Nguyên với 4 nhà máy: Vôi hoạt tính, gạch không nung, nghiền clinker, bê tông Asphalt…
Từ một cơ sở nhỏ bé chỉ với 35 lao động, chủ yếu là thương binh với số vốn ít ỏi, đến nay Xí nghiệp đã có gần 200 lao động với trên 50% là thương binh, chưa kể hàng trăm lao động thời vụ khác với số vốn tự có hơn 500 tỷ đồng. Ngoài trụ sở chính tại Hải Phòng, xí nghiệp còn có 3 chi nhánh tại TP. HCM, một chi nhánh tại Quảng Ninh và một chi nhánh tại Hà Nội. Năm 2016 doanh thu đạt 140 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 4,2 triệu đồng/tháng. Trong đó, doanh nghiệp dành hơn 300 triệu đồng để đầu tư cơ sở vật chất và làm công tác xã hội, tình nghĩa.
Hiện nay doanh nghiệp do ông Trần Hồng Quảng làm Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có doanh thu hàng năm trên dưới 200 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm từ 500 – 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động, chưa kể lao động thời vụ là con em gia đình chính sách.
Ngoài là Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp do mình làm chủ, thương binh Trần Hồng Quảng còn là Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam. Đề xuất về hỗ trợ cho các doanh nghiệp có chủ là thương, bệnh binh, ông cho biết, do bản thân thương binh, người khuyết tật sức khỏe kém, trình độ chuyên môn hạn chế do không qua đào tạo, lại sẵn mặc cảm tự ti… nên năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường rất yếu. Bên cạnh đó, thế mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường cũng rất yếu kém vì vậy đa số các doanh nghiệp chỉ hoạt động nhỏ lẻ, cầm chừng. Ông đề nghị nhà nước có thêm các chính sách đặc biệt trong việc đào tạo đối với người khuyết tật hoặc có sự hỗ trợ trong hướng nghiệp, khởi nghiệp hiệu quả đối với những người khuyết tật, thương binh, bệnh binh.