【werder bremen – hoffenheim】Tiếp tục đánh giá trách nhiệm để kiểm điểm các tập thể, cá nhân trong 12 dự án thua lỗ
Phân loại 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương thành 3 nhóm để xử lý | |
Điều gì gây bế tắc xử lý 12 dự án "đắp chiếu" ngành Công Thương?ếptụcđánhgiátráchnhiệmđểkiểmđiểmcáctậpthểcánhântrongdựánthualỗwerder bremen – hoffenheim | |
Chuyển nhiệm vụ xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án ngành công thương |
Dự án Nhà máy đầu tư sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ - một trong 12 dự án chậm tiến độ của ngành công thương. Ảnh: Internet |
Tích cực xử lý
Trước đó, để xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, Bộ Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo, Quốc hội có Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý do 1 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, đồng thời phê duyệt Đề án 1468 xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương,…
Việc xử lý 12 dự án thua lỗ này được tập trung vào 2 nhiệm vụ lớn là sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho nhà nước và xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Ban chỉ đạo và các bộ, ngành, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực và đạt được một số kết quả cụ thể trong xử lý các dự án chậm tiến độ, tuy nhiên, số lượng các dự án xử lý được còn khiêm tốn. Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chỉ có dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 Hải Phòng đủ điều kiện xem xét đưa ra khỏi danh sách 12 dự án.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, doanh nghiệp, các ngân hàng đề cao trách nhiệm, tiếp tục nỗ lực, tích cực, quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ xử lý 12 dự án, phấn đấu hoàn thành trong năm 2020, nếu phải chậm hơn, không kéo dài quá nửa đầu năm 2021 trên nguyên tắc đề cao tự chủ của doanh nghiệp, xử lý theo nguyên tắc, cơ chế thị trường, Nhà nước không cấp thêm vốn cho dự án, quan tâm toàn diện, bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền của người lao động, an sinh – xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường và ổn định xã hội.
Không dùng ngân sách nhà nước
Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ rõ trong số 12 dự án, doanh nghiệp, năm 2018 - 2019 có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi nhưng vẫn phát sinh lỗ lũy kế (DAP-1 Hải Phòng, Thép Việt Trung), tuy nhiên, đến hết quý 1/2020, 2 dự án, doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh lỗ.
Ngoài ra, 4 dự án từng bước khắc phục khó khăn, giảm lỗ (Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP-2 Lào Cai, Công nghiệp tàu thủy Dung Quất DQS); 1 dự án, doanh nghiệp dừng hoạt động nay đã vận hành trở lại (Xơ sợi Polyester Đình Vũ PVTex); 2 dự án đủ điều kiện vận hành trở lại nhưng chưa khởi động do điều kiện thị trường khó khăn (Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Bình Phước).
Bên cạnh đó, đã hòa giải xử lý được tranh chấp Hợp đồng EPC đối với dự án PVTex; rà soát pháp lý, đàm phán thành công việc sửa đổi bổ sung các căn cứ pháp lý (hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh) bảo đảm quyền lợi hợp pháp đối với nhà máy Thép Việt Trung.
Công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án đã được thực hiện khẩn trương, đến nay các dự án đều đã được tiến hành thanh tra các cấp (12/12 dự án), kiểm toán (7/12 dự án), điều tra và khởi tố (4/12 dự án) để làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu hướng dẫn triển khai các nội dung xử lý đối với 12 dự án theo hướng không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp phù hợp tình hình thực tế, cố gắng cao nhất để có thể xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho Nhà nước.
Chính phủ cũng đã có báo cáo cụ thể về kết quả kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước gửi Quốc hội theo tài khóa ngân sách 2018-2019. Đối với năm tài khóa 2019-2020, Bộ Nội vụ đang tiến hành cập nhật báo cáo của các bộ, ngành và địa phương. Sau khi có báo cáo đầy đủ, Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ báo cáo Quốc hội theo quy định.
Chính phủ cũng đã giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách để gắn kết quả của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước.
Trong năm 2020, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định Quản lý người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có vốn nhà nước để thay thế các quy định hiện hành.
相关文章
Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW Tinh gọn bộ máy tại2025-01-10Prius Hybrid: Tiên phong trong công nghiệp “xe xanh”
Tái sử dụng năng lượng dư thừaNhiều chuyên gia đã khẳng định “tái sử dụng năng lượng dư thừa” là một2025-01-10Kết quả bước đầu của nộp thuế điện tử
Việc triển khai NTĐT trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể. (Ảnh: T.LINH) 95,5% doa2025-01-10Không ngại chi tiền mua thực phẩm organic siêu sạch
Gạo Co.op Organic đạt chuẩn USDA, Mỹ và châu ÂuCo.op Organic - Sự kết hợp của những yếu tố hàng đầuÔ2025-01-10Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp Thứ trưởng Bộ2025-01-10Bịt lỗ hổng quản lý, ngăn né thuế
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh TLinh. Tại Hội thảo Kế hoạch2025-01-10
最新评论