【kết quả bóng đá tây】Gắn dạy nghề với giải quyết việc làm

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:51:32

Báo Cà MauQua 5 năm (2010-2014) triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo, từ đó mở ra cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Qua 5 năm (2010-2014) triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo, từ đó mở ra cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hiệu quả từ đề án 1956

Hơn 2 năm gặp lại chị Ðặng Thị Hồng, Chi hội phó Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chị cho biết, bây giờ chị em trong xóm không còn nhàn rỗi như trước đây. Từ sau lớp dạy trồng màu do Trung tâm Dạy nghề huyện tổ chức, chị em biết tận dụng đất trống trồng các loại hoa màu, tăng thu nhập.

Nông dân trên địa bàn huyện Trần Văn Thời phát huy hiệu quả các lớp dạy nghề trồng màu, làm cá khô bổi theo Đề án 1956.

Chị Hồng cho biết, nếu như lớp dạy may sau khi kết thúc khoá học chỉ có một vài chị có điều kiện mua máy may đồ thuê trong xóm, thì đến lớp trồng màu (27 chị tham gia, trong đó có 24 chị là người dân tộc Khmer), nhà nào cũng trồng được các loại rau, cải và thu nhập theo đó cũng tăng lên đáng kể. Gia đình chị Hồng có hơn 300 m2 đất, trồng 4 vụ màu/năm, sau khi trừ chi phí hạt giống, phân bón, chị thu lãi trên 15 triệu đồng.

Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Kinh Ðứng B Lưu Thanh Trường cho hay, các lớp dạy nghề do Trung tâm Dạy nghề huyện triển khai phù hợp với nguyện vọng của nông dân. So với lớp may thì lớp dạy trồng màu, sơ cấp thú y phát huy hiệu quả cao. Nếu như trước đây ấp chỉ có khoảng 50-70 ha người dân đưa màu xuống ruộng thì hiện nay là 226 ha, đạt 100%. Nhờ phát huy hiệu quả từ các lớp dạy nghề, năm 2014 có 12 hộ thoát nghèo bền vững.

Ở huyện Trần Văn Thời, tỷ lệ học viên có việc làm sau học nghề trên 80%, chủ yếu là việc làm tại địa phương. 5 năm qua, toàn huyện đã đào tạo nghề cho trên 18.000 lao động nông thôn, trong đó hơn 5.000 người được đào tạo nghề theo Ðề án 1956. Huyện đã thực hiện 128 mô hình, trong đó có 79 mô hình mang lại hiệu quả như: nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi lươn thương phẩm, nhân giống và nuôi cá sặt rằn, chăn nuôi thú y, trồng màu… đã được nhân rộng trong toàn huyện. Theo Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Trần Văn Thời Ðoàn Quốc Dân, nhờ phát huy hiệu quả công tác dạy nghề theo nhu cầu, đào tạo có địa chỉ nên Ðề án 1956 góp phần đáng kể vào công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần cùng với địa phương thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo bền vững.

Cần khảo sát nhu cầu thị trường

Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện Ðề án 1956 được đánh giá vẫn còn nhiều điểm “nghẽn” cần tháo gỡ trong thời gian tới.

“Khảo sát nhu cầu thị trường” là cụm từ được đông đảo đại biểu nêu ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Ðề án 1956. Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau Nguyễn Hữu Ðô nhận định: “Khâu khảo sát nhu cầu thị trường đóng vai trò quan trọng trong triển khai thực hiện đề án. Hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn chưa gắn với thị trường, chưa gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… nên lao động chưa tìm được việc làm phù hợp với năng lực, sở trường và lao động tìm được việc làm bị mất việc khá cao”.  

Ông Ðỗ Văn Sơ, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau, đề xuất: “Cần so sánh lợi ích kinh tế của các sản phẩm ở các địa phương để ưu tiên mở lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Bởi khi lao động nông thôn có tay nghề, sản phẩm sau sản xuất sẽ tăng về số lượng và chất lượng khâu khảo sát không được ưu tiên thì đầu ra của sản phẩm sẽ bấp bênh”.

Theo ông Sơ, cần đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn để sản xuất các đặc sản như: tôm khô Rạch Gốc, cá khô bổi U Minh... Cùng với khâu đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm, nhất là đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn cũng cần có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành. Có như thế, mục tiêu của Ðề án 1956 mới phát huy được hiệu quả.       

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Châu Công Bằng thông tin: “Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp có việc làm đạt hơn 80%, thu nhập tăng lên hơn 50%, cá biệt có nghề chế biến thuỷ sản thu nhập tăng lên gần 75%. Do đó, ngành sẽ tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ, kèm cặp tại xưởng, trang trại, vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, vừa chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nhân lực của địa phương”.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2015-2020, Cà Mau sẽ đào tạo 210.000 lao động, trong đó dạy nghề theo Ðề án 1956 là 70.500 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 79%. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 149 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề gần 132 tỷ đồng.

Ðể đạt được mục tiêu trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Trưởng Ban Chỉ đạo Ðề án 1956 Cà Mau Thân Ðức Hưởng chỉ đạo: “Cần khảo sát, xác định nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế trước khi mở lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, cần tổ chức rà soát lại các danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, đảm bảo các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Tập trung tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được rõ nơi làm việc và mức thu nhập có được sau khi học nghề”./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

顶: 4踩: 564