【nhận định kèo newcastle】Muốn tăng nội địa hóa, phải chờ thị trường đủ lớn?

时间:2025-01-10 09:31:33 来源:Empire777

muon tang noi dia hoa phai cho thi truong du lon

Samsung đang tìm nhà cung cấp Việt. Ảnh: L.Bằng

Nhất định làm được...

Ngày 29-10, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài tổ chức Hội thảo Kết nối chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sản xuất tại Việt Nam, thay thế hàng nhập khẩu và tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài khẳng định: Các Tập doàn kinh tế lớn như Samsung, LG, Intel, Canon, Microsoft- Nokia rất cần doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu trong hệ thống nhà cung cấp cấp I, cấp II và cấp III với điều kiện đáp ứng các tiêu chí của từng tập đoàn.

Hiện nay phần lớn các nhà cung cấp thuộc doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp đã gắn bó lâu dài với từng tập đoàn.

Tuy vậy, theo GS Nguyễn Mại, kinh nghiệm của thế giới cũng như ở nước ta đã chỉ ra rằng, việc phát triển mạng lưới công nghiệp hỗ trợ trợ của doanh nghiệp bản địa có lợi hơn nhiều cho từng tập đoàn. Bởi vì họ có thể tiết kiệm chi phí nhất là đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu phải chịu thêm chi phí vận chuyển...

Liệu doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế nước ngoài? GS Nguyễn Mại nhấn mạnh: Đã đến lúc câu hỏi này cần được trả lời một cách khẳng định: nhất định làm được.

GS Nguyễn Mại dẫn chứng: Theo tin từ Sansung điện tử Việt Nam (SEV), năm 2015 đã có 215 doanh nghiệp Việt Nam đến tìm kiếm cơ hội hợp tác với SEV để sản xuất công nghiệp hỗ trợ, trong đó có 41 doanh nghiệp chuẩn bị ký hợp đồng với SEV với hy vọng năm 2016 sẽ có hơn 100 doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị của SEV.

Nhưng không dễ

Tham luận tại hội thảo, ông Vũ Đình Hồng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Cơ khí chính xác Thăng Long cho rằng: Thực tế thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn trong hội nhập phát triển vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ toàn cầu... Trong khi đó, ở Việt Nam mỗi năm phải nhập khẩu hàng chục tỷ USD các linh phụ kiện các ngành ô tô, điện tử, cơ khí chế tạo. Trong đó riêng các tập đoàn Nhật lớn như Toyota, Canon.. đang phải nhập khẩu từ nước thứ ba các linh kiện này.

“Công ty chúng tôi hiện đang sản xuất ngành nghề cơ khí chế tạo. Chúng tôi có thể cung cấp các sản phẩm này cho các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc các lĩnh vực như mạng viễn thông, cáp quang quân sự của VIETTEL, MOBIFONE, VINAFONE... nhưng thực tế việc tham gia cung ứng cho các đối tác và các doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn” – ông Vũ Đình Hồng thừa nhận.

Theo ông Vũ Đình Hồng, việc sớm ban hành các chính sách ưu đãi cao nhất cho ngành cơ khí nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng là rất cần kíp để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, đặc biệt cần hỗ trợ vốn đầu tư thông qua chế độ cho vay với lãi suất hợp lý; bố trí nguồn vốn ODA và ưu đãi thương mại của các nước để các doanh nghiệp vay vốn mua máy móc thiết bị để sản xuất các sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ.

Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH Ford Việt Nam cho rằng dung lượng thị trường quá nhỏ là “điểm nghẽn” khiến doanh nghiệp FDI chưa thể đầu tư mạnh vào công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.

“Theo tìm hiểu của chúng tôi, sản lượng thị trường tối thiểu là 500.000 xe/năm mới đủ để thu hút một nhà cung cấp đầu tư dây chuyền sản xuất mới để sản xuất một loại phụ tùng linh kiện. Nếu như đặt nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam và để phần lớn bán sang các thị trường nước khác thì họ không thể có lãi vì chi phí vận chuyển sản phẩm ra nước ngoài sẽ làm tăng giá thành sản phẩm” – đại diện Công ty TNHH Ford Việt Nam chia sẻ.

Bày tỏ mong đợi thời kỳ ô tô hóa vào năm 2022- 2025, đại diện Ford Việt Nam thông tin: “Tới thời điểm đó, với dung lượng thị trường tới 500.000 xe/năm, các doanh nghiệp mong đợi có sản lượng đủ lớn để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và phát triển mạng lưới nhà cung cấp tại Việt Nam”.

推荐内容