Cho phép người dân di chuyển tự do là một trong các nguyên tắc trụ cột của EU và việc biên giới giữa các nước thành viên được để ngỏ là một niềm tự hào lớn của khối này.
Thỏa thuận Schengen,ệpướtỷ lệ kèo nhà cái châu á được hợp nhất vào luật EU năm 1997, hệ thống hóa điều này bằng việc cấm mọi hình thức kiểm soát biên giới một cách hệ thống vì bất cứ lý do nào khác ngoài việc chứng thực giấy tờ đi lại của các cá nhân. Trên thực tế, việc kiểm tra theo hệ thống cũng được nới lỏng khi nhiều nhân viên bảo vệ chỉ đơn giản liếc qua màu sắc bìa hộ chiếu của người đi qua biên giới.
Hồi tháng trước, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cho rằng Hiệp ước Schengen cần được thay đổi để ngăn chặn việc các tay súng thánh chiến tự do qua lại giữa biên giới các nước châu Âu. Tuy nhiên, do vấn đề này nằm trong luật EU nên việc cải cách Schengen phải mất nhiều năm để thực hiện.
Bất cứ sự hối thúc nào cũng có khả năng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước châu Âu vốn coi nguyên tắc di chuyển tự do là "bất khả xâm phạm". Các nỗ lực nhằm tăng cường thu thập thông tin của công dân cũng có thể trở thành liều thuốc độc chính trị ở nhiều phần của châu Âu, sau vụ bê bối nghe lén của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ. Chỉ riêng đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc lập cơ sở dữ liệu EU đối với hành khách cũng đang "chết tắc" tại Nghị viện châu Âu suốt 2 năm qua.
Dù vậy, tháng 10 vừa qua, ông Thomas de Maiziere và các Bộ trưởng Nội vụ khác đã nhất trí đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch 22 điểm do EC soạn thảo nhằm đối phó với chủ nghĩa thánh chiến. Trong các đề xuất, trước hết phải kể đến biện pháp kiểm tra điện tử nhanh nhưng có hệ thống thay vì hình thức kiểm tra bằng mắt thường hiện nay tại tất cả các biên giới để xác minh giấy tờ.
Những người đi qua các trạm kiểm soát biên giới sẽ được kiểm tra hộ chiếu qua máy quét. Điều này ít nhất cũng sẽ cho phép các lực lượng bảo vệ biên giới chặn lại những phần tử thánh chiến đi lại bằng các hộ chiếu đã bị hủy.
Tuy vậy, việc lập ra một cơ sở dữ liệu rộng rãi hơn bao gồm cả tên của những đối tượng bị nghi là phần tử thánh chiến hoặc cấp tiến có hộ chiếu có thể chưa bị hủy lại khó khăn hơn nhiều. Ông Raffaello Pantucci, Giám đốc bộ phận nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh Hoàng gia Anh (RUSI), cùng các nhà phân tích an ninh nhận định rằng các nước trước hết phải vượt qua sự "không tin tưởng lẫn nhau" trong nỗ lực đối phó với vấn đề thánh chiến.