Chủ trương của lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo là kiên quyết thực hiện việc công khai,ôngkhaigiáđểminhbạchthịtrườngthiếtbịytếkèo nhà cái bóng đá ngoại hạng anh minh bạch việc mua sắm đấu thầu và công khai giá trang thiết bị y tế (TTBYT). Đây là trao đổi của ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) với phóng viên TBTCO. PV: Bộ Y tế mới đây triển khai Cổng thông tin điện tử công khai giá trang thiết bị y tế. Xin ông cho biết, đây có phải là giải pháp làm minh bạch thị trường trang thiết bị y tế trong thời gian tới, đồng thời có tránh được hiện tượng tiêu cực như thổi giá, đội giá trong thời gian vừa qua? Ông Nguyễn Minh Tuấn:Chính phủ đã có các quy định về việc công khai, minh bạch và Bộ Y tế cũng đã triển khai thực hiện từ nhiều năm qua. Về giá TTBYT, hiện nay đã có các quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định về việc xác định giá gói thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, trong đó có mặt hàng TTBYT. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế cũng đã có các cổng thông tin để tra cứu trong công tác đấu thầu, cũng như công khai kết quả đấu thầu của các đơn vị trực thuộc. Trong thời gian vừa qua, có hiện tượng một số TTBYT đã bị thổi giá, đội giá xẩy ra ở các đơn vị, thuộc về trách nhiệm của các chủ đầu tư, nhưng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Y tế. Vì vậy, để giúp cho các đơn vị, cơ sở y tế có thêm kênh tra cứu hữu hiệu hơn, tăng cường việc công khai, minh bạch mạnh mẽ hơn nữa, Bộ Y tế đã xây dựng Cổng thông tin quản lý TTBYT trực tuyến, trong đó có bổ sung Cổng thông tin giá TTBYT, như chúng ta đã biết đã khai trương ngày 9/9/2020. Việc đẩy nhanh nội dung công khai giá đi kèm các yếu tố cấu thành giá sản phẩm TTBYT là cần thiết theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và lãnh đạo Bộ Y tế, là cơ sở cho các cơ sở y tế tham khảo để quyết định việc mua sắm TTBYT phục vụ công tác khám, chữa bệnh và góp phần làm minh bạch, lành mạnh thị trường TTBYT. PV: Sự ra đời của cổng thông tin điện tử trên có giúp các cơ sở y tế và cơ quan chức năng kiểm soát được giá của trang thiết bị y tế, thưa ông? Ông Nguyễn Minh Tuấn:Theo quy định tại Luật Giá năm 2012 thì TTBYT không phải là mặt hàng thuộc hoạt động điều tiết giá của Nhà nước, giá TTBYT được quyết định bởi thị trường thông qua việc đấu thầu. Như đã nói ở trên, do TTBYT là loại hàng hóa đặc thù, việc công khai giá cần đi kèm các yếu tố cấu thành, ảnh hưởng đến giá sản phẩm TTBYT là cơ sở cho các bệnh viện, cơ sở y tế và các cơ quan chức năng tham khảo để quyết định việc mua sắm TTBYT phục vụ công tác khám, chữa bệnh và góp phần làm minh bạch, lành mạnh thị trường TTBYT.
Với quan điểm “phòng” hơn “chống” và như đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có nhắc lại lời Tổng Bí thư “Công khai minh bạch là thanh kiếm chữa lành mọi vết thương” tại buổi Lễ khai trương Cổng công khai giá ngày 9/9/2020, việc công khai, minh bạch có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của các bệnh viện, cơ sở y tế với tư cách là chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư, mua sắm ngoài việc tổ chức triển khai, tuân thủ theo đúng các quy định còn phải tăng cường trách nhiệm trong các khâu xác định danh mục TTBYT đầu tư phải phù hợp với yêu cầu chuyên môn, khả năng khai thác sử dụng và nguồn kinh phí… và có giá dự toán phù hợp. Công việc này cũng cần phải tăng cường tính công khai, minh bạch theo đúng nguyên tắc “tập trung dân chủ”: Cần có sự tham gia của bộ phận chuyên môn khoa, phòng đơn vị sử dụng, bộ phận kỹ thuật Phòng Vật tư - Thiết bị y tế và phải thông qua Hội đồng khoa học cơ sở tại đơn vị để lựa chọn được thiết bị có công nghệ cập nhật, đúng yêu cầu sử dụng và có sự tham gia giám sát của các cá nhân, bộ phận có liên quan để việc mua sắm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, lựa chọn được thiết bị phù hợp với tiêu chí tiết kiệm, hiệu quả. PV: Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2020. Đây có phải là cơ chế mới để quản lý chặt chẽ và minh bạch trong đấu thầu trang thiết bị y tế, tránh thất thoát vốn của nhà nước, thưa ông? Ông Nguyễn Minh Tuấn: Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 quy định một số nội dung trong đấu thầu TTBYT tại các cơ sở y tế công lập đã được Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức trong nước, quốc tế đảm bảo nội dung Thông tư là phù hợp với đặc thù của lĩnh vực y tế và đúng quy định, khắc phục tình trạng đấu thầu TTBYT như các hàng hóa thông thường khác. Nội dung của Thông tư 14/2020/TT-BYT đã bổ sung một số quy định mới trong đấu thầu mua sắm TTBYT, giúp cho các bệnh viện, cơ sở y tế lựa chọn được đúng thiết bị phù hợp công tác chuyên môn, đảm bảo chặt chẽ và minh bạch, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Trong đó phải kể đến các quy định, cụ thể: Phân nhóm TTBYT để đảm bảo các mặt hàng có cùng chất lượng sẽ được đấu thầu trong cùng một nhóm, giúp cho chủ đầu tư có thêm lựa chọn phù hợp với điều kiện khả năng kinh phí và nguồn chi trả của người bệnh. Ủy quyền đối với nhà thầu cung cấp TTBYT quy định không được ủy quyền lòng vòng qua nhiều cấp, nhiều nhà thầu dẫn đến việc không rõ trách nhiệm của nhà thầu trong sửa chữa, bảo dưỡng thay thế, đảm bảo chất lượng thiết bị và đội giá như một số trường hợp cơ quan chức năng đã phát hiện và báo chí đã nêu vừa qua. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở y tế trong chỉ đạo công tác đấu thầu mua sắm, bao gồm từ khâu xác định nhu cầu đầu tư, kế hoạch khai thác sử dụng có hiệu quả, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, tăng cường vai trò, trách nhiệm tham mưu của Phòng Vật tư Thiết bị y tế (hoặc bộ phận được giao quản lý TTBYT đối với những nơi chưa có phòng chuyên trách) và Hội đồng khoa học tại cơ sở để đảm bảo công khai, minh bạch, đúng yêu cầu…/. PV: Xin cảm ơn ông! Đức Việt (thực hiện) |