【kết quả bóng đá hàn quốc 2】Được gì sau 30 năm thu hút FDI?
Cuộc đua thu hút FDI bằng mọi giá
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Thời gian tới cần tăng cường giám sát các DN FDI về tuân thủ các tiêu chí bảo vệ môi trường: khói bụi, nước thải, tiếng ồn… ngay từ khâu thiết kế và lựa chọn công nghệ, thi công, vận hành. Tránh biến Việt Nam thành bãi rác thải công nghệ và thu hút FDI bằng hy sinh môi trường sống của dân tộc Việt Nam. |
Bên cạnh cuộc đua thu hút FDI, trình độ quản lý đầu tư hạn chế (đặc biệt là với những dự án quy mô lớn, công nghệ phức tạp), cùng với việc kiểm soát không chặt chẽ về môi trường của các địa phương cũng như các cơ quan chức năng đã dẫn tới nhiều vụ việc DN FDI gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều địa phương vì mục tiêu thu hút đầu tư vẫn ồ ạt cấp phép cho các dự án có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), năm 2015, trong 15 dự án FDI đầu tư vào Nam Định thì các dự án có quy mô lớn tập trung vào dệt nhuộm, là lĩnh vực hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, có nhiều địa phương từ chỗ thu hút FDI hạn chế đã vươn lên nằm trong top các địa phương dẫn đầu. Từ chỗ là một tỉnh thuần nông, đến nay Bình Dương đã xếp thứ 2 về thu hút FDI, với gần 30 tỷ USD, chỉ sau TP.HCM (42 tỷ USD). Trong cuộc đua này, Bắc Ninh với các dự án mở rộng đầu tư của Tập đoàn Samsung cũng nằm thứ 6 trong danh sách với gần 16 tỷ USD. Trong năm 2017, vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng liên tục thay đổi với một số cái tên như TP.HCM, Bắc Ninh, Thanh Hóa, khi các địa phương liên tục thu hút các dự án lớn.
Liên quan đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường của khu vực FDI, Bộ KH&ĐT cũng từng thừa nhận, quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nước phát triển, song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiểm mà chưa chú ý hậu kiểm, dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trường. Dẫn chứng cho điều này, nêu trường hợp Công ty Dệt nhuộm Pangrim Neotex (Phú Thọ), bà Trần Thanh Thủy, Trưởng phòng Nghiên cứu chính sách (Trung tâm Con người và Thiên nhiên) đã cho rằng có lỗ hổng trong quản lý môi trường khi thực hiện dự án FDI. Theo đó, năm 1992, nhà máy Pangrim Neotex (của Hàn Quốc) được xây dựng và bắt đầu hoạt động. Tới năm 2003, công ty bị đưa vào danh sách “Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” theo Quyết định số 64/2003/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tới năm 2008, công ty này được chấp thuận mở rộng sản xuất và năm 2009, cơ quan chức năng ở Phú Thọ vẫn khuyến cáo Pangrim đang gây ô nhiễm ở mức cao. Chỉ 1 năm sau đó, Cảnh sát môi trường đã phát hiện được Pangrim xả 2.000 –2.2000 m3/ngày nước thải chưa hề xử lý ra môi trường trong thời gian dài và bị phạt 370 triệu đồng . Tuy nhiên, tới năm 2011, đề án đầu tư mở rộng sản xuất của Pang Rim được Phú Thọ chấp thuận và năm 2016, công ty tiếp tục lập đề án mở rộng sản xuất.
Nới lỏng tiêu chuẩn môi trường
Đặc biệt, sự cố môi trường biển miền Trung tháng 4/2016 diễn ra trên diện rộng, gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài, đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân”. (Trích lời của Bộ truởng Bộ Tài nguyên Môi trường tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường). |
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường được tổ chức tháng 8/2016, thời gian qua FDI tại Việt Nam có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút vốn. Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng vào nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Quy chuẩn ngành thép là ví dụ điển hình. Theo quy chuẩn chung về nước thải công nghiệp yêu cầu phải đảm bảo 33 chỉ tiêu kỹ thuật trước khi thải ra môi trường, nhưng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải ngành sản xuất thép chỉ quy định 12 chỉ tiêu, đáng lưu ý là chỉ tiêu Xyanua (một trong những độc tố gây ra hiện tượng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung do Công ty Formosa gây ra vào tháng 4/2016) lại được phép xả thải gấp 5 lần mức cho phép của quy chuẩn chung. Chưa kể, do môi trường tiếp nhận là biển, dự án Formosa được phép thải với hàm lượng Xyanua là 0,585mg/lít, gấp gần 6 lần mức cho phép của quy chuẩn chung.
Thời gian qua, nhiều vụ ô nhiễm môi trường xảy ra ở khu vực FDI. 10 năm trước, sông Thị Vải (Đồng Nai) đã bị ô nhiễm 80 – 90% khi Công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đài Loan) xả trộm nước thải ra sông suốt một thời gian dài. Năm 2014, Công ty TNHH Miwon Việt Nam tại Phú Thọ cũng đã bị xử phạt 515 triệu đồng vì hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên ra môi trường. Không dừng lại ở đó, năm 2015, ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng do Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thải ra khiến người dân địa phương bức xúc, tiến hành phong tỏa quốc lộ 1 để phản đối. Đặc biệt, đầu năm 2016 đã xảy ra thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung sau khi Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) đã tống một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý ra biển trong quá trình vận hành thử. Tháng 5/2016, Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đã bị niêm phong xưởng nhuộm khi bị phát hiện xây dựng trái phép phân xưởng nhuộm công suất 1.100 tấn/năm và xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường. Ngay sau đó, hành vi gây ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Lee& Man (Hậu Giang) cũng được phát hiện.
Không chỉ nới lỏng tiêu chuẩn, việc giám sát về môi trường cũng thể hiện sự lỏng lẻo. Bà Nguyễn Thanh Thủy nêu dẫn chứng, các dự án cần có tần số quan trắc môi trường ít nhất 4 lần/năm, nhưng hầu hết đều do DN chủ động thuê các đơn vị tư vấn thực hiện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra lại đều theo chương trình đã được báo trước. Việc xử lý vi phạm cũng vô cùng khó khăn, nếu có phạt tiền DN theo quy định không đáng kể so với chi phí xử lý chất thải.
Trong lịch sử 30 năm thu hút FDI, theo các chuyên gia, ô nhiễm môi trường chính là thất bại lớn nhất của khu vực đầu tư này. Do đó, cần phải kiểm soát chặt các dự án FDI ngay từ khi thẩm định, cấp phép và phải giám sát chặt trong quá trình triển khai dự án, tránh những hậu quả đáng tiếc. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng không thể tiếp tục hy sinh môi trường vì lợi ích trước mắt. Tới đây Chính phủ cần siết chặt kỷ luật, đặt ra rào cản cho các lĩnh vực có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ. Vai trò, trách nhiệm của Bộ KH&ĐT là rất rõ ràng, đề nghị cần có sự xem xét cẩn trọng trong đầu tư nước ngoài, nâng cao trách nhiệm trong thẩm định, giám sát các dự án để đảm bảo an toàn môi trường.
Sau “biến cố” Formosa, vấn đề FDI- môi trường vẫn còn nhiều nỗi lo. TS. Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia cho biết, mục tiêu của Trung Quốc là đến năm 2025 có 70% sản lượng hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao. Vì thế, rất nhiều nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc, thậm chí vừa xây dựng xong, cũng đã được đóng cửa để di chuyển sang các nền kinh tế kém phát triển hơn. “Việt Nam có thể lãnh đủ”, chuyên gia này cảnh báo. Cùng với cảnh báo này, TS. Lương Văn Khôi cho rằng, năm 2017 FDI tăng cao vì có tới 5 dự án nhiệt điện than vào Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 9,1 USD, đồng thời nhấn mạnh, “phải hết sức cảnh giác và cần phải thành lập đoàn giám sát của QH để giám sát việc NK thiết bị, máy móc của các dự án, tránh việc NK thiết bị không đạt chuẩn gây ảnh hưởng tới môi trường”.
Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập; quản lý nhà nước về môi trường thiên về tiền kiểm (nhà đầu tư phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện quy trình đầu tư đối với các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường), chưa chú trọng đến hậu kiểm, đồng thời thiếu chế tài xử lý nghiêm minh”. (Trích Báo cáo của Bộ KH&ĐT). |
相关文章
Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
XEM CLIP:Thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Giang cho biết, do ảnh hư2025-01-10EVN đầu tư xây dựng ước đạt trên 106 nghìn tỷ đồng
Ảnh T.L minh họaChỉ tính riêng tháng 10/2016, EVN đã khởi công và hoàn thành đóng điện 17 công trình2025-01-10Đề xuất lùi thời điểm thực hiện một số quy định để thúc đẩy trái phiếu doanh nghiệp
Sẵn sàng vận hành chính thức sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp Chính thức khai trương Hệ thống g2025-01-10Học sinh ở Đồng Tháp viết thư đề nghị đổi giáo viên chủ nhiệm vì bị lạm thu
Chiều 9/10, trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp Trần Thanh Liêm cho biết, Sơ2025-01-10Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay (29/8), phổ biến không mưa, ngày nắ2025-01-10Đã có 55 hãng hàng không nước ngoài khai thác ở Việt Nam
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn ThiệnNgày 18/11 tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức2025-01-10
最新评论