【kết quả bóng đá vdqg thổ nhĩ kỳ】Hạnh phúc từ những điều bình dị

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-26 14:00:22 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:131次

Thế hệ 8x như tôi nghe các bà,ạnhphctừnhữngđiềubnhdịkết quả bóng đá vdqg thổ nhĩ kỳ các mẹ kể chuyện xây tổ ấm nhiều lúc cũng chỉ cười trừ cho qua, không ít lần khi nói thầm trong bụng là hơi bị... lạc hậu nữa chứ. Nhưng từ những câu chuyện mà chúng tôi góp nhặt, mới thấy rằng xây tổ ấm không khó, nhưng để giữ “lửa” tổ ấm gia đình là cả một nghệ thuật.

Hai vợ chồng bà Phạm Thị Kim Ba luôn cùng nhau bàn bạc và giải quyết công việc.

Yêu thương làm nên hạnh phúc

Gia đình đầu tiên mà tôi tìm đến thăm là tổ ấm hạnh phúc của bà Phạm Thị Kim Ba, 56 tuổi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình ở ấp Bình Trung, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ. Với nụ cười tươi rói luôn thường trực trên môi mỗi khi nói đến chồng con. Bà kể, ông và bà cưới nhau khi bà mới 20 tuổi, ông thì 21 tuổi. Hồi đó, gian nan lắm ông bà mới đến được với nhau. Vì gia đình bà không chịu gả. Cha bà nói ông là con trai gia đình có truyền thống, ông lại mới đi bộ đội về nên gia đình rất cưng chiều, không cho làm động móng tay nên sợ ông không biết làm ăn gì, lo con gái cực. Biết ý cha mẹ, bà khuyên ông chí thú làm ăn, để cha mẹ ưng lòng.

Đến nay đã 36 năm về chung một nhà, có với nhau 3 mặt con, ông chưa từng một lần lớn tiếng với bà. Chuyện nấu cơm, chăm sóc con cái đến việc dọn dẹp nhà cửa ông đều vui vẻ cùng làm với bà.

Chồng bà, ông Nguyễn Việt Đức, là Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Bình Trung, xã Long Bình, rất có uy tín ở địa phương, là người cha mẫu mực, gần gũi và hết lòng yêu thương vợ con. Ông Đức cười hiền: “Đâu có gì khó, chỉ cần mỗi thành viên trong gia đình quyết tâm, mỗi người phải tự dẹp bớt cái tôi cá nhân vì cái chung. Có khi cũng không vừa ý nhau, nhưng không để các con biết mà tự nhỏ nhẹ chia sẻ để hiểu nhau hơn”.

Là phụ nữ mà được như bà là hạnh phúc nhất rồi còn gì. Bà Kim Ba thổ lộ: “Sinh 3 đứa con đều là gái, lúc đầu bà sợ ông sẽ buồn rồi sinh tật. Nhưng đến giờ này, bà biết mình đã không chọn sai chồng. Ông chưa hề phàn nàn bà một câu. Không chỉ vậy, khi kinh tế gia đình tạm ổn, biết bà rất thích các hoạt động trong hội phụ nữ, ông đã động viên bà làm công việc ở ấp. Bà không biết chạy xe, ông luôn tình nguyện chở bà đi, rước bà về”. Hình ảnh cứ chiều chiều, hai vợ chồng ông bà chở nhau đi họp hay đến vận động, hàn gắn cho những xung đột trong gia đình làm mọi người trong ấp rất ngưỡng mộ. “Bí quyết mà bà giữ được tổ ấm chính là sự yêu thương, nhường nhịn, cảm thông và chăm chút cho gia đình. Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa bao giờ cơm khê”, bà Kim Ba thổ lộ.

Theo chân ông bà đến gia đình chị Nguyễn Thị Út Em, ở ấp Bình Trung, là một trong nhiều gia đình nhờ có bà đến vận động đã giữ được tổ ấm của gia đình. Đang nhanh tay sên chảo mứt dừa thơm phức, chị Út Em chia sẻ: “Hơn một năm nay, vợ chồng tôi sống hòa thuận, vui vẻ, chí thú làm ăn nên cái tết này được chuẩn bị khá chu tất. Gia đình tôi có được như ngày nay là nhờ ơn cô Kim Ba dữ lắm. Chứ hồi trước vợ chồng rầy rà, cãi vã nhau hoài, không thèm nhìn mặt nhau, giận tới mức sắp ly hôn”.

Tiếng cười giòn giã của hai đứa con chị khi được cha mua cho 2 bộ quần áo mới đón xuân như mang thêm hơi ấm vào những ngày tết đến xuân về. Người cha trẻ, anh Nguyễn Bá Việt, ôm hôn các con mình, rồi nhanh tay sửa lại bộ quần áo vừa mặc rồi kêu: “Con, chạy lại hỏi mẹ đồ mới cha mua có đẹp không con”. Anh Việt nhìn chị Út cười tươi rói, hai đứa con nhỏ chạy nhanh đến mẹ khoe đồ. Quả thật hạnh phúc chỉ đơn giản là thế đó.

Lấy những kinh nghiệm mình đã từng trải qua và sự tích cực hết mình trong công tác vận động, tuyên truyền xây dựng hạnh phúc gia đình, năm 2018, bà vinh dự là cá nhân duy nhất của tỉnh ra Hà Nội dự điển hình và nhận bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khen tặng đã có thành tích trong tổ chức, thực hiện Đề án Ngày Quốc tế Hạnh phúc 5 năm qua (giai đoạn 2014-2018). Niềm hạnh phúc của bà bây giờ là 3 người con đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Ông và bà lại tiếp tục công việc làm cầu nối cho những gia đình đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ hôn nhân tìm lại “lửa” yêu thương.

Niềm hạnh phúc của gia đình bà Nguyễn Thị Hai.

Hạnh phúc không bao giờ là muộn

Chia tay với gia đình bà Kim Ba, chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Hai và ông Lê Văn Hoằng, ở ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ. Đứng đợi ông Hoằng mang vỏ lãi ra rước, vì nhà ông bà chưa có lộ đi vào, bà Nguyễn Thị Thanh Trưng, công chức văn hóa, xã hội xã Long Bình, thổ lộ: “Đây là gia đình tưởng chừng như không có cách nào cứu vãn được hôn nhân, nhưng bằng sự khéo léo, vị tha của người vợ mà tổ ấm gia đình đã rộn rã tiếng cười”.

Khi đã đến nhà, nhìn bà Hai nhanh tay dọn bữa cơm trưa với đầy đủ món ăn dinh dưỡng như: canh chua cá lóc, cá bống kho tiêu, đậu que xào thịt và dĩa đu đủ tráng miệng đã được gọt sẵn để trong tủ lạnh đã minh chứng cho tổ ấm. Các món ăn tuy đơn giản nhưng được bài trí rất đẹp. Nó chứa đựng trong đó là cả một tình yêu bà dành cho ông.

Câu nói “Đánh kẻ chạy đi, đâu ai đánh người chạy lại” rất hợp với gia đình bà Hai. Ông Hoằng chia sẻ: “Nếu không có sự vị tha, cảm thông của vợ, sự yêu thương của các con thì chắc cuộc sống của tôi không được êm ấm như bây giờ. Hồi trước, do làm ăn thất bại, tài sản gia đình mất hết, 6 công ruộng tích góp cũng không còn. Kinh tế gia đình ngày càng khó khăn nên tôi sinh ra cáu gắt, hay nhậu nhẹt, làm khổ vợ con. Đâu chỉ vậy, một lần do uống rượu say, không làm chủ được mình tôi đã lỡ tay đánh, làm vợ bị thương. Tôi đã trả giá cho hành động của mình, 2 năm ngồi trong tù, tôi rất hối hận vì hành động sai trái đó. Tôi thương vợ, thương con nhiều lắm. Ngày được trở về với gia đình, thấy vợ và các con ra đón mà tôi tự hứa với lòng, phải sống sao cho xứng là người chồng, người cha”.

Hai năm nay, ông Hoằng đã bỏ rượu, tập trung vào phát triển kinh tế gia đình, ông trồng rẫy, đặt trúm, kéo cá, giăng câu, ai mướn gì ông cũng làm… Cố gắng làm ngày, làm đêm để vợ con được sống đỡ vất vả. Nhìn chồng, bà Hai bộc bạch, bà thương ông hiền lành, sống có trách nhiệm, chí thú làm ăn. Nhiều người nói, bị chồng bạo hành như bà chắc không sống với nhau được đâu. Đã đánh một lần thì thế nào cũng có những lần khác, sao dám gắn bó nữa. Nhưng bà không nghĩ vậy, vợ chồng sống chung với nhau đã mấy chục năm, có với nhau 5 mặt con rồi còn gì mà không hiểu. Bà tha thứ cho ông. Ngày ông trở về bà mừng đến rơi nước mắt…

Khi về, ông Hoằng đã động viên đứa con trai duy nhất vừa tròn 18 tuổi của gia đình đi bộ đội. Ông chia sẻ: “Tôi muốn con tôi trở thành người có ích. Là người đàn ông có lý tưởng, có trách nhiệm. Trong môi trường quân đội con sẽ học được những đức tính tốt cần có một người đàn ông”.

Đón cái tết thứ 2 với niềm hạnh phúc ngập tràn, ngước nhìn ngôi nhà tường vừa xây dựng xong với nụ cười hạnh phúc, bà Hai bộc bạch: “Tết năm nay, vợ chồng con cái tôi sẽ sum họp, quây quần bên nhau thật ấm cúng trong ngôi nhà này”. Rồi bà kể những kế hoạch sẽ làm trong 3 ngày tết rất hồ hởi.

Hạnh phúc dù có đến trễ nhưng không muộn, khi trong lòng mỗi cặp vợ chồng đều có sự yêu thương, lòng vị tha và cảm thông, thấu hiểu nhau. Tôi đã được trải nghiệm bài học xây tổ ấm từ chính những bí quyết giữ “lửa” yêu thương của gia đình bà Kim Ba, bà Hai, chị Út Em.

Hậu Giang đã xây dựng trên 600 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Điều này càng tạo thêm lòng tin, để những người dân tham gia, là nơi để họ trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm để xây dựng, giữ vững mái ấm hạnh phúc.

 

THẢO TRÂN

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接