Chủ tịch Phòng Thương mại,Đượcưuđãithuếtớinămkhiđầutưtạkq bd nu mexico Công nghiệp Mỏ và Nông nghiệp Iran- TS. Gholam Hossein Shafei đã cho biết như vậy tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Iran, do Đại sứ quán Iran và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 20/4, tại Hà Nội. Tham dự diễn đàn, có 20 DN hàng đầu Iran hoạt động trong các lĩnh vực: công nghiệp thực phẩm, hoa quả tươi và khô, nông sản (hạt tiêu, cà phê, trà đen, gạo, cao su, hạt dẻ cười…), thực phẩm (thịt, chân gà…), đánh bắt cá, bánh kẹo, đồ gia dụng, quặng sắt & kim loại, giấy và bao bì các tông, giầy dép, may mặc, vật liệu xây dựng, thương mại tổng hợp… với mục đích tìm kiếm bạn hàng, cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh với các DN Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ thương mại hai chiều vẫn chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị của hai nước. Năm 2016, thương mại song phương giữa hai nước đạt 116 triệu USD. Đây là con số còn quá khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam đang thực hiện rất nhiều cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Những nỗ lực này đã được các DN nước ngoài tại Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao, khi phần lớn các DN nước ngoài có ý định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đang phát triển sở hữu nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhất. Vì vậy, các DN Iran khi đầu tư tại Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với các thị trường rộng lớn khác mà các FTA của Việt Nam và các nước mang lại. Theo TS. Gholam, hiện tại, Chính phủ Iran có rất nhiều ưu đãi dành cho các DN nước ngoài đầu tư vào Iran. Lĩnh vực mà Chính phủ Iran đang khuyến khích đầu tư là chế biến thực phẩm, nông nghiệp, năng lượng, khoáng sản, hóa dầu và những ngành liên quan đến nó… Đây là thời điểm tốt để các DN Việt Nam đầu tư sang Iran. Có rất nhiều ưu đãi thuế dành cho các DN khi sang đầu tư tại Iran, đặc biệt là trong những vùng kinh tế đặc biệt và vùng kinh tế tự do. Các DN nước ngoài khi đầu tư tại những vùng này có thể được miễn thuế lợi tức lên tới 20 năm, được hỗ trợ về thuế bảo hiểm và các loại thuế khác. Ngoài chính sách ưu đãi về thuế, giá nhân công của Iran cũng rất rẻ. Ngoài ra, có thể tận dụng được thế mạnh về năng lượng của Iran để đầu tư. Về an ninh đầu tư, Chính phủ Iran hoàn toàn đảm bảo cho các nhà đầu tư khi đầu tư tại Iran. Đồng thời, tất cả các lợi nhuận của DN nước ngoài tại Iran được cho phép chuyển toàn bộ sang nước ngoài. Chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư tại Iran, ông Trần Văn Trí- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP đầu tư Hợp tác quốc tế An Việt (công ty Việt Nam đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Iran) cho biết, Iran là một thị trường rất tiềm năng để các DN Việt Nam có thể hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay là khó khăn trong việc thanh toán các hợp đồng thương mại, chuyển tiền đầu tư giữa hai nước. Do ảnh hưởng của chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ, DN hai bên chủ yếu phải thanh toán qua ngân hàng trung gian tại Dubai, Hồng Kông, Nga, một số nước châu Âu, Singapore… Với chi phí và rủi ro cao như vậy, phương thức thanh toán này ảnh hưởng rất lớn tới giá trị các hợp đồng kinh tế giữa các DN hai nước. Vì vậy, Chính phủ hai nước cần sớm có cơ chế hợp tác giữa các ngân hàng hai nước để có thể thanh toán trực tiếp giữa các DN Việt Nam- Iran, thúc đẩy trao đổi thương mại phát triển./. Vũ Luyện |