【kết quả trận udinese】NATO khó có thể đưa quân đến Ukraine
Dù hỗ trợ rất lớn cho Kiev nhưng NATO khó có thể đưa quân đến Ukraine. (Ảnh: AP) |
Một số quốc gia thành viên NATO đang thảo luận về khả năng đưa các nhà thầu và chuyên gia quân sự sang Ukraine để đào tạo binh sĩ và bảo trì vũ khí. Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron đã đúng khi đề cập đến khả năng NATO đưa quân tới Ukraine, dù ý tưởng này vấp phải nhiều phản đối.
Ukraine đã nhờ Mỹ và các nước NATO khác đào tạo 150.000 lính. Trước đó, nhiều binh sĩ Ukraine đã được đào tạo ở Đức và Ba Lan, nhưng việc này gặp khó khăn về hậu cần, bao gồm việc phải đưa số lượng lớn binh sĩ ngược về tiền tuyến ở Ukraine.
Một số nước NATO, trong đó có Anh, Đức và Pháp đang cân nhắc đưa nhà thầu quân sự tới Ukraine, trong khi Nhà Trắng đang đánh giá lại lệnh cấm nhà thầu Mỹ hoạt động ở Ukraine.
Những động thái này phản ánh cách tiếp cận tổng thể của phương Tây và NATO đối với cuộc chiến Ukraine - Nga.
Kể từ khi Tổng thống Nga - Vladimir Putin phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào tháng 2/2022, chiến lược của phương Tây xoay quanh hai yếu tố: ủng hộ quân sự và kinh tế mạnh mẽ để giúp Ukraine trụ vững và tránh trực tiếp tham gia vào chiến trận để ngăn xung đột lan rộng theo lời của Tổng thống Mỹ - Joe Biden.
Do đó, khi Tổng thống Macron đề cập chuyện đưa lính NATO tới Ukraine, nhiều ý kiến phản đối đã xuất hiện. Tuy nhiên, ông Macron cho rằng "không nên loại trừ khả năng nào". Việc một quan chức NATO hoặc các nước thành viên tuyên bố "không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine thời điểm này" không thể được coi là câu trả lời chính xác.
Một số nhà phân tích cho rằng việc viện trợ Ukraine và các lệnh trừng phạt "yếu ớt" nhắm vào Nga không đem lại hiệu quả. Nga vẫn cố gắng trụ vững về mặt kinh tế và đang có những bước tiến mới ở vùng Kharkov. Do đó, nếu các thông tin từ truyền thông Mỹ là chính xác, không có gì lạ khi NATO cân nhắc thay đổi chiến lược, có thể đưa nhân sự tới hỗ trợ Kiev theo diện không trực tiếp giao tranh.
Binh lính Ukraine vẫn sẽ phải một mình đương đầu với các cuộc tấn công của Nga. (Ảnh: AFP) |
Dù vậy, khả năng NATO đưa quân tới Ukraine vẫn chỉ dừng lại ở mức cân nhắc. Trong bài tổng hợp ý kiến chuyên gia được đưa ra, đa phần các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng các nước châu Âu không muốn đưa quân tới Ukraine, bất kể binh sĩ hay quân nhân của họ đóng vai trò hỗ trợ hay chiến đấu.
Lý do chính vẫn là để ngăn xung đột leo thang thành một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO với Nga. Với NATO, mối lo lớn nhất là kịch bản một quân nhân thiệt mạng từ các đòn tấn công của Nga, có thể kích hoạt Điều 5 về nguyên tắc phòng thủ chung.
Cụ thể, nếu toàn bộ các thành viên NATO không trả đũa Nga theo Điều 5, sự nghiêm túc trong hiệp ước của liên minh này sẽ bị nghi ngờ. Ngược lại, phản ứng theo Điều 5 có thể dẫn tới xung đột trên bình diện toàn châu Âu.
Đối với châu Âu, sẽ khó có chuyện một hoặc vài quốc gia quyết định gửi quân đơn phương tới Ukraine mà không có sự nhất trí của Liên minh châu Âu (EU) hoặc sự phối hợp với Mỹ.
Nhìn chung, kịch bản NATO đưa quân tới Ukraine không dễ xảy ra, nhưng không phải là không thể. Thorsten Benner, đồng sáng lập và giám đốc Viện Chính sách công toàn cầu (GPPi), cho rằng nếu Nga có bước đột phá lớn và tiến tới Kiev trước cuộc bầu cử Mỹ, Washington và các đồng minh châu Âu gần như chắc chắn sẽ can thiệp trực tiếp vào cuộc giao tranh ở Ukraine.
Nga tuyên bố tái chiến điểm chiến lược quan trọng ở Zaporizhzhia Ngày 15/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã kiểm soát hoàn toàn ngôi làng Rabotino, một điểm chiến lược quan trọng tại tỉnh Zaporizhzhia. |
ECB cảnh báo mức nợ cao khiến châu Âu có nguy cơ gặp cú sốc bất lợi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng các quốc gia châu Âu đang "dễ bị tổn thương trước những cú sốc bất ... |
(责任编辑:La liga)
- Của nhà cũng trộm
- MPC, PVL, PIT thông báo tổ chức đại hội đồng cổ đông
- Mỹ trình làng chó robot được trang bị súng phun lửa lợi hại
- Trái phiếu tuần từ 6
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- AGF thay đổi số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành
- Tạm giữ hàng trăm bình khí cười và xe đạp điện nghi nhập lậu
- Dự báo giá tiêu 16/9/2024: Các doanh nghiệp cần chủ động thích ứng với biến động của thị trường
- TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- HLA bị nhắc nhở do chậm nộp báo cáo tài chính
- Trái phiếu chính phủ tháng 12: Giá trị giao dịch thứ cấp tăng vọt
- Giá vàng nhẫn hôm nay 25/9: Tăng chóng mặt
- Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- Giá lúa gạo hôm nay 21/9/2024: Giá gạo trong nước tăng nhẹ, gạo xuất khẩu ở mức cao
- ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- Giá cà phê hôm nay 26/9/2024: Giá cà phê tiếp đà tăng cao lập đỉnh mới với Robusta
- Căn cứ quân sự Mỹ ở Syria bị tấn công tên lửa từ Iraq
- Dự báo giá tiêu 15/9/2024: Lượng hồ tiêu xuất khẩu từ tháng 8 đến cuối năm sẽ có sự giảm sút
- Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga