您的当前位置:首页 > La liga > 【keo bd ngoai hang anh】Gỡ khó cho thị trường bất động sản 正文

【keo bd ngoai hang anh】Gỡ khó cho thị trường bất động sản

时间:2025-01-09 14:24:49 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao, thiếu phân khúc b&igrav keo bd ngoai hang anh

Khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao,ỡkhchothịtrườngbấtđộngsảkeo bd ngoai hang anh thiếu phân khúc bình dân, giải quyết tình trạng “thổi giá”, “đẩy giá” là yêu cầu tất yếu trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Đô thị bên dòng Xà No ngày càng thêm khởi sắc.

Vẫn còn nhiều rào cản

Tại Hậu Giang, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng trưởng liên tục qua các năm, đóng góp rất lớn vào tổng sản phẩm trên địa bàn. Vừa qua, các ngân hàng thương mại siết chặt tín dụng đối với các dự án bất động sản làm cho tình hình các dự án bất động sản gần như đóng băng, lượng giao dịch kém sôi động, các nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn vay, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, một số tổ chức, cá nhân có bất động sản đã giảm giá nhưng lượng giao dịch bất động sản còn ở mức thấp. Trong thời gian này, các chủ dự án nhà ở thương mại đang thận trọng để xem xét, đánh giá tình hình, xem xét khả năng cân đối nguồn lực tài chính, tính thanh khoản của dự án, khả năng thu hồi vốn trước khi quyết định đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2024 đã phê duyệt tại Kế hoạch số 237 ngày 29-12-2023 thì danh mục dự án bất động sản dự kiến phát triển năm 2024 là 28 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị dự kiến triển khai thực hiện (trong đó có 22 dự án chuyển tiếp từ năm 2023 và 6 dự án đề xuất mới), với tổng diện tích 1.732,62ha, tương đương 14.270.835m2 sàn.

Sau khi Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 có hiệu lực thi hành thì đã được Chính phủ, Bộ Xây dựng ban hành nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn để thực hiện và điều tiết thị trường bất động sản, góp phần tạo khung pháp lý cho thị trường bất động sản phát triển ổn định lành mạnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định; đồng thời, công bố các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nhà ở các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo từng quý trên địa bàn tỉnh và được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở Xây dựng nhằm công khai minh bạch thông tin các dự án bất động sản.

UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành, địa phương cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận, nghiên cứu tìm hiểu lập các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Trong các dự án đang triển khai có nhiều nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, nhiều tiềm năng.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại đang bị vướng mắc không thể thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng; trong đó, chủ yếu là các vướng mắc pháp lý. Tuy nhiên, nhờ hoạt động tích cực của các Tổ công tác của Trung ương và địa phương nên đến nay cả nước đã tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn cho khoảng 100 dự án bất động sản, nhà ở. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng thị trường bất động sản ở ĐBSCL muốn phát triển bền vững phải phát triển dựa trên quy hoạch và chất lượng công tác lập quy hoạch.

“Rút kinh nghiệm từ Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có các địa phương ở ĐBSCL, muốn phát triển thị trường bất động sản bền vững cần quan tâm giải quyết nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, người có thu nhập thấp đô thị, cho công nhân lao động và cả người nhập cư. Đồng thời, cần quan tâm cải thiện điều kiện chỗ ở cho người dân nông thôn”, ông Lê Hoàng Châu bày tỏ.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ, đối với ngành bất động sản, rủi ro chính là đầu cơ và thổi giá khiến khó tiêu thụ sản phẩm, không luân chuyển được dòng vốn, khó thu hồi nợ. Do đó, trong những năm qua, cùng với Bộ Xây dựng, các bộ, ngành, hiệp hội, chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mong muốn tháo gỡ cho lĩnh vực bất động sản, đặc biệt về cơ chế tín dụng để giãn, hoãn các khoản nợ…

Báo cáo một số vướng mắc trong gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỉ đồng, ông Đào Minh Tú cho rằng vấn đề mấu chốt là cần tạo điều kiện để “cầu tiếp cận được nguồn cung” và đẩy mạnh nguồn cung; trên cơ sở đó giảm giá khách quan của thị trường trên quan hệ cung - cầu cũng như với các dự án, tập đoàn đẩy giá, lũng đoạn và đầu cơ bất động sản.

Tập trung tháo gỡ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Bất động sản là một ngành kinh tế quan trọng, có tác động lớn và là động lực của nhiều ngành kinh tế khác, nhất là lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, ngân hàng, tín dụng... Khi hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển sôi động, sẽ kéo theo hệ sinh thái với hàng trăm lĩnh vực tham gia, phát triển. Vì vậy, cần sự vào cuộc cởi mở, chia sẻ, quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản nói riêng, thị trường bất động sản nói chung.

“Nhà nước sẽ làm hết sức, quyết tâm cao, nỗ lực lớn để thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền. Song, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong khắc phục “nghịch lý” thừa phân khúc cấp cao, thiếu phân khúc bình dân, giải quyết tình trạng “thổi giá”, “đẩy giá”… Cần có quan điểm rõ ràng, công tâm, khách quan, không né tránh nhằm đưa thị trường bất động sản trở lại hoạt động bình thường”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ.

Phó Thủ tướng đề nghị Tổ công tác của Chính phủ và các địa phương cần xác định rõ nguyên nhân các vướng mắc; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý; đôn đốc các địa phương, các chủ đầu tư cùng tập trung nghiên cứu, tháo gỡ; đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến tín dụng về bất động sản; thúc đẩy cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi.

Đối với các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án đã được Tổ công tác của Thủ tướng rà soát; tích cực chủ động tổ chức làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhất là các dự án lớn để lắng nghe khó khăn, vướng mắc và giải quyết các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN