【tỷ số trận inter】Tự chủ tài chính tổ chức khoa học và công nghệ: Cần quyết tâm cao hơn

 人参与 | 时间:2025-01-13 06:29:23

Nuôi trồng thủy sản

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đang nỗ lực chuyển sang tự chủ tài chính. Ảnh: NNK

Đó là chia sẻ của PGS.TS Phan Thị Vân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị khoa học công lập.

*PV:Thưa bà,ựchủtàichínhtổchứckhoahọcvàcôngnghệCầnquyếttâmcaohơtỷ số trận inter hiện nay trong bối cảnh cơ chế còn nhiều ràng buộc, song đã có những viện nghiên cứu KH&CN đang nỗ lực các bước chuẩn bị để tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, trong đó có Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Xin bà cho biết quá trình nỗ lực của đơn vị để có thể tự chủ hoàn toàn, không còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước?

- PGS.TS Phan Thị Vân:Quá trình nỗ lực để tiến tới có thể “cai sữa” Nhà nước đã được đơn vị áp dụng với các biện pháp tổng hợp. Về cơ cấu tổ chức bộ máy, viện đã sắp xếp lại gọn nhẹ, hiện nay chỉ duy trì 3 phòng chức năng, các đơn vị chuyên môn đều là các trung tâm có tư cách pháp nhân và có thể hạch toán tài chính độc lập.

Bên cạnh đó, giảm tối đa nhân sự không phù hợp với công việc và trong trường hợp cần thiết sẽ tuyển dụng nhân sự mới đáp ứng nhu cầu công việc và định hướng pháp triển. Đồng thời, chúng tôi áp dụng các phương pháp quản lý khoa học, có 12 bộ quy chế quản lý theo từng lĩnh vực tài chính, nhân sự, hoạt động khoa học… Các bộ quy chế này được cập nhật hàng năm bởi chính các cán bộ của viện.

Cùng với đó, viện năng động tìm kiếm và đa dạng hóa các nguồn thu bằng cách ngoài kinh phí đề tài, dự án ngân sách nhà nước, viện còn đấu thầu hoặc thu hút các nguồn kinh phí như: kinh phí từ các dự án hợp tác quốc tế, dự án ODA, hợp tác song phương, dự án chuyển giao công nghệ quốc tế cho các nước đang phát triển, các hợp đồng hợp tác nghiên cứu với các doanh nghiệp…

Song song đó, chúng tôi tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm công nghệ…

Hơn nữa, viện thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, tích lũy và có chiến lược đầu tư bài bản, thận trọng và chọn lọc.

Bà Vân

PGS.TS Phan Thị Vân

*PV:Là tổ chức KH&CN công lập thuộc Bộ NN&PTNT, trong quá trình triển khai tự chủ theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP (NĐ 54), viện đã gặp những thuận lợi, khó khăn gì, thưa bà?

- PGS.TS Phan Thị Vân:NĐ 54 là động lực và cũng là áp lực cho viện phải sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy một cách hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện theo NĐ 54 còn có một số vướng mắc. Trước tiên, chính sách để các đơn vị thuộc lĩnh vực KH&CN thực hiện tự chủ có một số vấn đề còn hạn chế.

Ví dụ, chỉ các đề tài, dự án có nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, dự án thực hiện thí điểm đặt hàng một số sản phẩm KH&CN thì kinh phí tiết kiệm được trong quá trình thực hiện đề tài, dự án mới được trích lập quỹ.

Các đề tài, dự án có nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế... thì kinh phí tiết kiệm được trong quá trình thực hiện đề tài, dự án không được trích lập quỹ.

Ngoài ra, không có chính sách để khuyến khích nhà khoa học, đơn vị chủ trì trong việc tạo ra các sản phẩm đề tài dự án. Ví dụ, trước đây theo thông tư số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN thì sản phẩm nguồn sự nghiệp khoa học nộp NSNN 40%, 30% khen thưởng cho tập thể đề tài, 30% trích lập quỹ đơn vị. Tuy nhiên, Thông tư 27/2015/TTLT/BTC-BKHCN ngày 30/12/2015 thay thế đã không đề cập đến sản phẩm đề tài, dự án.

Vướng mắc nữa là hoạt động sản xuất kinh doanh về nuôi trồng thủy sản của viện chủ yếu là tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực còn dôi dư của hoạt động nghiên cứu và thiếu nguồn vốn lưu động nên chỉ có thể sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Ngoài ra, hành lang pháp lý để cho phép sự hợp tác giữa đơn vị KHCN công lập với các doanh nghiệp còn khó khăn .

*PV:Hiện nay nhiều tổ chức KH&CN công lập vẫn chưa thể chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo đúng kế hoạch. Theo bà cần có những yếu tố nào để đẩy mạnh chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hiệu quả hơn?

- PGS.TS Phan Thị Vân:Để chuyển đổi sang cơ chế tự chủ theo đúng kế hoạch, trước tiên bản thân các tổ chức khoa học và công nghệ cần phải có quyết tâm và năng động hơn. Ngoài ra, theo tôi, các kiến nghị dưới đây nếu được giải quyết sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển đổi của các đơn vị:

Thứ nhất, các quy định về quản lý tài chính (nghị định, thông tư,..) cần phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và hội nhập với thế giới. Đặc biệt liên quan đến việc hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp để đưa các sản phẩm khoa học vào thực tiễn sản xuất một cách nhanh nhất và với chi phí thấp nhất.

Thứ hai, các cơ quan quản lý cần ban hành các thông tư hướng dẫn kịp thời và cụ thể hơn để các đơn vị KH&CN công lập có thể chuyển sang cơ chế tự chủ nhanh và hiệu quả.

Thứ ba, trong những năm chuẩn bị và những năm đầu tự chủ, các đơn vị cần có những chính sách hỗ trợ, ví dụ vay vốn, giảm mức thuế…. để giúp đơn vị có "sức bật" ngay từ đầu.

*PV:Xin cảm ơn bà!

Khánh Linh

顶: 8踩: 4664