Mặc dù đã chính thức dùng quyền hành pháp để ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm có kinh phí xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico,ặpkhkhiquyếttmxytườngbingiớtỉ số arsenal hôm nay nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phe Dân chủ. Bức tường ngăn cách biên giới Mỹ - Mexico nhìn từ Tijuana, bang Baja California, Mexico. Nguồn: AFP/TTXVN Việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm giúp ông Trump có thêm quyền lực hành pháp để giải quyết vấn đề người di cư trái phép tại khu vực biên giới phía Nam mà ông cho là đang tạo ra “một cuộc khủng hoảng nhân đạo và an ninh” đối với nước Mỹ. Theo đó, ông Trump có thể tiếp cận khoản ngân sách khoảng 8 tỉ USD từ các bộ, ngành để có đủ kinh phí 5,7 tỉ USD phục vụ việc xây dựng bức tường biên giới này mà không cần đến sự phê chuẩn của Quốc hội. Tuy nhiên, ngay sau đó một nhóm Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã công bố một dự luật nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng quỹ cứu trợ thiên tai để xây dựng bức tường dọc biên giới phía Nam với Mexico. Dự luật có tên Đạo luật bảo vệ quỹ cứu trợ thiên tai sẽ không cho phép Tổng thống Trump sử dụng một khoản ngân sách được phân bổ cho Bộ An ninh Nội địa, Bộ phát triển Nhà và Đô thị hay Công binh lục quân Mỹ cho cứu trợ thảm họa để xây dựng hàng rào dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico. Thượng nghị sĩ Kamala Harris, thuộc nhóm Thượng nghị sĩ Dân chủ đề xuất dự luật trên, khẳng định dự luật nhằm giúp đảm bảo nguồn ngân sách dành cho các nạn nhân thảm họa tự nhiên sẽ không bị sử dụng cho mục đích xây dựng bức tường biên giới, kế hoạch mà Quốc hội Mỹ đã từ chối phê chuẩn và thậm chí người dân ở khu vực biên giới cũng không mong muốn. Gần đây nhất, một liên minh gồm 16 tiểu bang của Mỹ đã đệ đơn kiện Tổng thống nước này Donald Trump liên quan tới việc ông ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để huy động nguồn tài chính xây bức tường biên giới phía Nam. Bộ trưởng Tư pháp bang California Xavier Becerra cho hay: “Chúng tôi đang nỗ lực ngăn chặn Tổng thống vi phạm Hiến pháp, chia rẽ quyền lực, đánh cắp tiền của người dân Mỹ và các bang thuộc thẩm quyền phân bổ theo luật định của Quốc hội”. Đây là thách thức pháp lý và chính trị mới nhất Tổng thống Trump phải đối mặt, điều đã được chính giới và các nhà phân tích cảnh báo trước khi ông chủ Nhà Trắng đưa ra quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trong khi đó, Cố vấn Cấp cao Nhà Trắng Stephen Miller cho biết Tổng thống Donald Trump sẵn sàng sử dụng quyền phủ quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông nếu Quốc hội bỏ phiếu không phê chuẩn tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia dọc biên giới Mỹ - Mexico. Ông Miller nêu rõ: “Chắc chắn Tổng thống sẽ bảo vệ tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia”. Trong một động thái liên quan, trước đó cựu quyền Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI Andrew McCabe đã hé lộ thông tin về việc có một số thành viên nội các ủng hộ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chức. Ông Andrew McCabe nhấn mạnh: “Nhiều quan chức trong Nội các có thể ủng hộ một nỗ lực buộc Tổng thống Trump từ chức”. Thực tế, tại Mỹ hiện có sự đối đầu gay gắt giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump càng khoét sâu thêm sự chia rẽ giữa hai phe. Hệ lụy của nó càng là trở lực cản bước của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong điều hành quốc gia. HN tổng hợp |