Gà mía Trung Quốc nhập lậu tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh |
Nguy cơ dịch bệnh từ gà không rõ nguồn gốc
Ông Cấn Xuân Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội,ảnhgiácvớigàthảiloạiTrungQuốmannhan.tv trực tiếp bóng đá hôm nay cho biết hiện tượng gia cầm không rõ nguồn gốc xuất hiện tại một số chợ trên địa bàn thủ đô, đặc biệt là chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội) là có thật. Ông Bình cho rằng, việc gia cầm thải loại của Trung Quốc nhập lậu, đưa sâu vào nội địa Việt Nam là rất nguy hiểm. Nếu không kiểm soát chặt, nguy cơ bùng phát, lây lan dịch bệnh rất cao và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại chợ gia cầm Hà Vĩ việc nhập lậu gia cầm vẫn diễn ra tấp nập và dường như không có sự kiểm soát nào cửa cơ quan chức năng.
Trao đổi với PV, Ông Dương Xuân Tĩnh - Trạm phó trạm thú y huyện Thường Tín, Hà Nội, cho biết khó kiểm soát được gà Trung Quốc nhập lậu, bởi Hà Vĩ là điểm tập kết gia cầm từ nhiều nơi đổ về. Các hộ kinh doanh xé lẻ gia cầm từ bên ngoài đưa vào chợ, cơ quan thú y chỉ kiểm tra cảm quan thấy gia cầm khỏe mạnh thì cho vào kinh doanh.
Điều đáng nói là Trạm thú y huyện Thường Tín hiện có 14 cán bộ thú y được điều động cho Trạm kiểm dịch Hà Vĩ với mục đích kiểm tra nguồn gốc, sức khỏe gia cầm khi vào chợ. Tuy nhiên, với con số gia cầm về chợ quá lớn, nếu xe chở lậu qua các tỉnh trót lọt thì khi về đến Hà Vĩ việc kiểm dịch chỉ còn là hình thức.
Ngoài khó khăn trong kiểm soát gia cầm nhập lậu, chất lượng gia cầm cũng là vấn đề. Theo một tiểu thương chuyên kinh doanh gia cầm tại chợ đầu mối Hà Vĩ, đa phần gà chuyển về đây là gà mía Trung Quốc. Đây là loại gà đã "hết đát", thải ra từ những trang trại chăn nuôi bên kia biên giới.
Theo tiểu thương này, muốn mua được gà rẻ thì đợi đến cuối ngày giá chỉ 38.000 đồng/kg. Loại gà này thường gãy cánh, gãy chân nên có những nốt u nhỏ bằng ngón tay ở cánh và đùi gà. Tuy nhiên, một tiểu thương bán gà công nghiệp tên Thái lại cho biết, những nốt u màu xanh tím sẫm đó là do thuốc tiêm. Thuốc được tiêm vào những con gà yếu để chống chết trên đường di chuyển. Theo người bán gà công nghiệp này, những con gà tiêm thuốc có dáng điệu ủ rũ, mắt lờ đờ, cầm cả con lên vẫn còn sống mà chẳng thấy cựa quậy gì... Những loại gà thải này thường được đưa về bán cho các tiệm cơm suất, cơm bình dân.
Nhập nhèm “gà ta xịn”
Rời chợ đầu mối, gia cầm được xé lẻ đưa về các chợ trong nội thành với danh “gà ta xịn”. Tại chợ tạm phía sau cổng chính chợ Nghĩa Tân, Hà Nội những mẹt gà đã qua sơ chế bày thành đống, với giá từ 80.000 – 90.000 đồng/kg. Chị Hà - người bán thịt gà tại chợ này, cho biết loại gà này được lấy từ chợ đầu mối Hà Vĩ, với lợi thế rẻ, loại gà này khá dễ bán. Tuy nhiên, kể từ khi có thông tin đây là gà thải loại, không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch thì người tiêu dùng lại dè dặt khi mua.
Khi đã sơ chế, rất khó để người tiêu dùng phân biệt đâu là gà thải loại Trung Quốc đâu là gà ta "xịn" |
Bác Trần Thị Hòa, trú tại Nhà A3 Khu tập thể Nghĩa Tân, cho biết trước đây cũng hay mua về ăn bởi nghe người bán giới thiệu loại gà này được nuôi ở Bắc Giang, Hưng Yên; và vì nuôi theo kiểu thả vườn nhưng cho ăn cám công nghiệp nên giá rẻ hơn loại gà ta Phú Thọ.
“Nhưng thịt loại gà này ăn rất nhạt, luộc với thời gian thoải mái mà vẫn không bị nhũn mềm bởi da chúng rất dai, nhưng được cái giá cũng vừa phải”, bác Hòa nói. Từ khi biết thông tin đây là gà Trung Quốc và là gà bị loại vì không đạt tiêu chuẩn, bác Hòa không dám mua vì không biết chúng được nuôi thế nào.
Chị Trần Thu Hoài, trú tại ngõ 100 đường Hoàng Quốc Việt cảnh giác hơn: “Mua một lần ăn thử, tôi biết ngay là gà nuôi công nghiệp, mặc dù được mời chào nhưng nhất quyết không mua. Gà ta gì mà tròn vo, da trắng, thịt nhạt, không đậm đà như gà quê”.
“Gà công nghiệp lông ít, mỡ nhiều, nấu lên nhiều nước, thịt bở nên rất dễ phân biệt với gà ta. Còn gà mía Trung Quốc da giòn, thịt dai, trọng lượng lại bé, rất giống với đặc điểm gà ta "xịn" nên người bán cứ nhập nhèm lẫn lộn”, chị Hoài cho biết.
Một tiểu thương kinh doanh gia cầm tại chợ Nghĩa Tân cho biết, gà mía Trung Quốc có hình thức xấu, lông thưa và xù xì, khi làm sạch lông thì da trắng muốt, mình thuôn dài, mảnh. Gà Trung Quốc được người bán mời chào là “gà ta xịn”, gà đồi Phú Thọ và giá cũng được nâng lên thành 90.000 đồng/kg làm sẵn; còn gà lông thì 70.000 đồng/kg. Nhiều người tiêu dùng không biết, thấy trọng lượng gà nhỏ rất dễ nhầm là gà ta.
Dù tâm lý chung là thích rẻ, nhưng trước cảnh báo về loại gà Trung Quốc không đảm bảo chất lượng, nhiều người tiêu dùng cũng tỏ ra dè dặt. “Thà mua với giá đắt mà được dùng sản phẩm an toàn, còn hơn mua rẻ mà “vớ” phải đồ thải loại”, chị Hoài nói.
Thanh Uyên