【ket quả bỉ】Tận dụng sức mạnh nội tại để củng cố mô hình tăng trưởng kinh tế
Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng của khu vực và thế giới. Ảnh: TL |
PV: Có thể thấy năm 2023 là một năm đầy thách thức với kinh tế toàn cầu. Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2023, ông có bình luận gì?
TS. Andrea Coppola:Suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động của nó đến nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam đã khiến năm 2023 trở thành một trong những năm thách thức nhất của thế kỷ 21. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức, chúng ta cũng thấy quá trình phục hồi của Việt Nam đang dần diễn ra.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Quan hệ thương mại mạnh mẽ của Việt Nam với phần còn lại của thế giới là nguồn sức mạnh và tạo nên sự thành công trong thời gian qua. Đồng thời, sự phụ thuộc vào nhu cầu từ các đối tác thương mại cũng đưa Việt Nam vào thế phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2023. Kết quả là, sau những năm dịch Covid-19 (2020 và 2021) rất khó khăn, tình hình kinh tế năm 2023 là kém mạnh mẽ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990.
Tuy nhiên, tôi vẫn đánh giá kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 là tích cực, trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức. Bất chấp những khó khăn đó, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh.
PV: Quốc hội Việt Nam đã chốt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là 6 - 6,5%, ông nghĩ sao về mục tiêu này?
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn rất ấn tượng Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 5,05%. Mức tăng trưởng này dù không đạt mục tiêu đề ra nhưng vẫn là con số rất tích cực trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong một năm nhiều sóng gió đối với kinh tế thế giới như đại dịch vẫn để lại hậu quả nặng nề, một loạt thách thức mới xuất hiện như các cuộc xung đột địa chính trị leo thang, xu hướng thắt chặt tiền tệ tại các nền kinh tế lớn, tăng trưởng giảm tốc… thì mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là rất ấn tượng. Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng của khu vực và thế giới, thuộc top những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao. |
TS. Andrea Coppola:Do tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2024, tôi cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6% đến 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng. Bất chấp suy thoái toàn cầu, nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam có thể dần được cải thiện và chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ tăng nhẹ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng 6 đến 6,5% sẽ rất khó đạt được trừ khi nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng tốc mạnh hơn nữa.
Các cơ quan quản lý nhà nước có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế, thông qua chính sách tài khóa, bằng cách đẩy nhanh việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và dự án đầu tư công mang tính chuyển đổi trạng thái, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
PV: Theo quan sát và dự báo của ông, điều gì sẽ chờ đợi nền kinh tế Việt Nam năm 2024?
TS. Andrea Coppola: Bối cảnh quốc tế dự kiến sẽ còn nhiều thách thức trong năm 2024. Sau đợt suy thoái toàn cầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc hơn nữa vào năm 2024, bao gồm cả các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ. Hiệu suất yếu kém sắp tới có thể là kết quả tác động chậm trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt đang diễn ra hiện nay, điều kiện tín dụng hạn chế và thương mại toàn cầu suy yếu.
Rủi ro chính cho năm tới bao gồm rủi ro địa chính trị, tác động của các cuộc xung đột lên giá năng lượng, căng thẳng tài chính liên quan đến gia tăng lãi suất dài hạn và hoạt động kinh tế yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc. Trong bối cảnh như vậy, điều quan trọng là Việt Nam phải giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài và ngày càng tận dụng sức mạnh nội tại, tăng năng suất trong nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
TS. Andrea Coppola: Dù chúng tôi hy vọng rằng, nhu cầu xuất khẩu đối với hàng Việt Nam từ phần còn lại của thế giới sẽ phục hồi vào năm 2024, nhưng sẽ không mạnh như trước và tình hình này có thể kéo dài trong một thời gian tới. Trong bối cảnh đó, thông điệp của tôi dành cho Việt Nam là tận dụng sức mạnh nội tại và thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế trong nước để biến những thách thức do suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra thành cơ hội củng cố hơn nữa mô hình tăng trưởng kinh tế của mình.
PV: Xin cảm ơn ông!
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế Theo TS. Andrea Coppola, Việt Nam thu hút nhiều sự chú ý quốc tế trong năm 2023, nhất là qua chuyến thăm của các nguyên thủ thế giới tới Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế nhờ sự ổn định về kinh tế, chính trị và khả năng hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Điều quan trọng đối với Việt Nam là tiếp tục củng cố môi trường kinh doanh và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân để tận dụng tối đa tác động của diễn biến địa chính trị toàn cầu đối với đầu tư và thương mại quốc tế. Trả lời cho câu hỏi Việt Nam có thế mạnh gì để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024(?), ông Andrea Coppola nhấn mạnh tới vai trò của sức mạnh nội lực. Theo ông, người dân Việt Nam chính là nguồn nội lực lớn nhất của đất nước. Công nhân và doanh nhân Việt Nam đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng gấp 7 lần trong 30 năm qua. Vì vậy, để duy trì mức tăng trưởng nhanh chóng này, với môi trường bên ngoài đầy thách thức hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và nâng cao năng suất. “Tôi đề nghị tăng gấp đôi nỗ lực phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cao trình độ của lực lượng lao động, phát triển vốn vật chất thông qua đầu tư công vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng để có thể tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân Việt Nam” - TS. Andrea Coppola nhấn mạnh. |
相关推荐
- Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- Cận cảnh dàn vũ khí Nga trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
- Đọc lịch sử bằng... tiền cổ
- Niềm mong chưa cũ
- Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 1/10/2024: Đồng Yen tăng giá ở cả hai chiều mua và bán
- Phòng không Nga bắn hạ hàng chục UAV và tên lửa Ukraine trong đêm
- Hai công ty bị phạt do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin