Ảnh minh họa |
TheàNộiXâydựngđượcchuỗitiêuthụrauantoàkqbd brightono báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã xây dựng thành công các mô hình sản xuất – tiêu thụ RAT tại nhiều huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đông Anh, Mê Linh... Đồng thời, xây dựng được 48 cơ sở sơ chế RAT cũng là 48 chuỗi tiêu thụ RAT theo liên kết dọc. Sản phẩm RAT Hà Nội có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc rõ ràng và được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 HTX cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể, siêu thị với sản lượng gần 200.000 tấn/năm.
Ông Nguyễn Duy Hồng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) Hà Nội - cho hay, để đảm bảo các sản phẩm RAT đều được truy xuất nguồn gốc, từ năm 2011, Hà Nội đã triển khai gắn tem, nhãn nhận diện RAT tại 40 cơ sở sản xuất, tiêu thụ RAT. Nhờ đó, chất lượng RAT Hà Nội được người tiêu dùng đánh giá cao và tin dùng.
Bên cạnh đó, Chi cục BVTV Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất RAT cho nông dân. Đồng thời, Chi cục BVTV phân công 150 cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra sản xuất RAT. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV từ cơ sở. Tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất 4.419 lượt cửa hàng, công ty, chi nhánh công ty trên địa bàn. Cấp 502 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV, 234 giấy phép vận chuyển thuốc BVTV, 20 giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc BVTV.
Từ các hoạt động của đề án đã tác động tích cực, làm thay đổi tập quán canh tác và sử dụng thuốc BVTV của nông dân. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học khoảng 60%, giảm 30% số lần sử dụng thuốc. Chi phí sử dụng thuốc BVTV giảm 50%, tuân thủ thời gian cách ly khi thu hoạch.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp của thành phố phấn đấu giảm diện tích, mức độ hại của sinh vật gây hại, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên rau. Kiểm soát dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng quy định cho 95% diện tích sản xuất rau, quả, chè. Duy trì 5.100 ha RAT cho doanh thu từ đạt 500 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm, phát triển 3.000 - 4.000ha rau chứng nhận đủ điều kiện ATTP đạt 500 triệu đồng/ha/năm, diện tích sản xuất rau vụ Đông đạt 120 triệu đồng/ha/vụ; diện tích nhỏ lẻ, manh mún, xen kẹt được hướng dẫn thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn. Phát triển, kiểm soát 50 chuỗi cung cấp rau an toàn, đảm bảo 100% truy xuất nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm.
Ông Chu Phú Mỹ- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn Hà Nội - khẳng định: Để phát huy được hiệu quả của Đề án, trong thời gian tới, Sở sẽ đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, quản lý diện tích RAT trên địa bàn thành phố, tuyên truyền để người dân tin tưởng sử dụng RAT, ngành Nông nghiệp đang đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh đưa nông sản sạch về tiêu thụ trong đó có rau xanh. Hà Nội cũng tập trung hoàn thiện khung pháp lý về điều kiện tiêu thụ nông sản khi đưa vào Thủ đô. Áp dụng tốt điều này sẽ chặn được các kẽ hở trong quản lý nông sản an toàn nói chung và RAT nói riêng.