【kết quả tỷ số bồ đào nha】Vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng đầu tư KHCN?
Không đầu tư KHCN khiến sức cạnh tranh giảm sút
Trong những năm gần đây,ìsaodoanhnghiệpvừavànhỏkhôngcókhảnăngđầutưkết quả tỷ số bồ đào nha Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào phát triển KHCN. Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, gần đây nhất Thủ tướng đã phê duyệt thị trường phát triển công nghệ, trong đó có bốn khâu của thị trường công nghệ: nguồn cung, nguồn cầu, thể chế trung gian và thể chế chính sách của nhà nước. Trong bốn khâu này doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và quan trọng nhất.
Đầu tư khoa học công nghệ là hướng đi bền vững cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Hiện có hai chương trình quốc gia về KHCN liên quan đặc biệt đến doanh nghiệp: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và chương trình nâng cao năng suất chất lượng của hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết: "Hiện đã có các doanh nghiệp đầu tư cho KHCN. Chẳng hạn như năm 2013, lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn Viễn Thông quân đội (Viettel) khoảng 1 tỉ đô la Mỹ, và Viettel đã dành khoảng 100 triệu đô la Mỹ cho quỹ KHCN của tập đoàn. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cũng có khoản tiền xấp xỉ vậy. Chỉ với hai tập đoàn này thì số tiền nghiên cứu KHCN đã gấp rưỡi số tiền từ ngân sách nhà nước thực chi cho nghiên cứu."
Một số doanh nghiệp khác đạt doanh thu cao nhờ đổi mới khoa học công nghệ như Rạng Đông. Để thúc đẩy cho quá trình đổi mới, Ban lãnh đạo công ty Rạng Đông đã dành 20% lợi nhuận trước thuế hàng năm đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị và dây chuyền sản xuất, tăng cường liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu tạo ra các sản phẩm ưu việt…
Tuy nhiên, trên thực tế, số doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho KHCN hiện tại không nhiều. Việc đổi mới công nghệ của các DN còn diễn ra chậm chạp. Theo báo cáo của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN, hiện Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoảng 0,7% GDP (tương đương khoảng 700 triệu USD), trong đó từ Chính phủ chiếm 70%, doanh nghiệp chỉ chiếm 30%. Thực tế này cho thấy, mục tiêu đến năm 2020 đầu tư cho KHCN chiếm 2% GDP quốc gia, trong đó 3/4 là đầu tư từ hệ thống DN rất khó thực hiện.
Trong khoảng 300.000 DN tại Việt Nam thì DN vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn, lên đến 98% . Phần lớn các DN vừa và nhỏ vẫn sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Khoảng 80- 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980- 1990; 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.
Việc có rất ít doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thị trường khoa học và công nghệ chậm phát triển, tốc độ đổi mới công nghệ và trình độ công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực chưa được cải thiện. Do công nghệ lạc hậu nên mức lãng phí của Việt Nam cao từ 1,5 - 6 lần so với thế giới. Việc không áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và quản lý khiến cho sức cạnh tranh của DN bị giảm sút.
Hiện các quốc gia trên thế giới đang hướng tới sự phát triển dựa trên kinh tế tri thức, công nghệ vì đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Ở các nước công nghiệp phát triển, phần của doanh nghiệp chiếm trên 60% tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Năm 2013 các doanh nghiệp chiếm 62% trong tổng đầu tư cho NC&PT ở Hoa Kỳ và khoảng 80% ở Nhật Bản.
Doanh nghiệp Việt ít cơ hội để tiếp xúc các quỹ đầu tư
Mặc dù Luật KHCN 2013 đã quy định, “DN phải dành kinh phí đầu tư nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa”. Thế nhưng, những quy định này tác động chưa nhiều tới DN do DN chưa nắm được đầy đủ thông tin. Thêm nữa, hầu hết các DN vẫn ở quy mô nhỏ và rất nhỏ với doanh thu chỉ vài tỷ đồng/năm chưa có đủ điều kiện để đầu tư cho KHCN.
Bộ KH&CN đã đề xuất đưa vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI quan điểm buộc các doanh nghiệp nhà nước phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập thu nhập tính thuế hàng năm để thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. DN trích lập Quỹ Phát triển KHCN rất ít khi sử dụng hoặc không dám sử dụng nguồn quỹ này vì gặp nhiều vướng mắc.
Một số DN cho biết, việc sử dụng quỹ này giống như ngân sách nhà nước với thủ tục kiểm soát chi chặt chẽ, rất khó chủ động khi sử dụng quỹ. Thông tư 15/2011/TT-BTC về việc hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KHCN của DN quy định, trong thời hạn 5 năm, kể từ năm kế tiếp năm trích lập, nếu không sử dụng hết 70%, DN phải quay trở lại đóng thuế cho khoản kinh phí đã trích lập. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều DN còn ngại ngần trong việc trích lập Quỹ Phát triển KHCN.
Hơn nữa, mặc dù hiện tại có nhiều quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp phát triển KHCN trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Thế nhưng, chưa có nhiều DN Việt Nam nhận được vốn đầu tư từ các quỹ này cho hoạt động KHCN. Vì các DN có ít cơ hội để tiếp xúc các quỹ đầu tư, không biết được đầu mối và không biết làm thế nào để các Quỹ đầu tư tư nhân biết được nhu cầu vốn của mình.
Trước tình hình trên, Bộ KH&CN đã xác định doanh nghiệp là trung tâm đổi mới công nghệ và có những giải pháp mạnh để các doanh nghiệp tập trung đầu tư cho đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
Trước mắt, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và chương trình nâng cao năng suất chất lượng của hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 được kỳ vọng có thể thúc đẩy việc nghiên cứu KHCN của các doanh nghiệp vì hai chương trình này được xây dựng cụ thể rõ ràng. Mỗi chương trình đều có các chương trình thành phần và đã được giao cho các bộ ngành, các địa phương xây dựng. Mục tiêu đề ra là doanh nghiệp Việt Nam sẽ có tốc độ đổi mới công nghệ 20%/năm. Hay nói cách khác, sau 5 năm thì trình độ KHCN của các doanh nghiệp Việt Nam được đổi mới toàn diện, nâng lên một bước cao hơn, qua đó chúng ta rút ngắn được khoảng cách lạc hậu công nghệ với các nước khác.
Cần ưu tiên sử dụng công nghệ Việt Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, một Giáo sư (đề nghị giấu tên) của ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trước kia, ông và đồng nghiệp đã gửi nhiều thư tới các doanh nghiệp, đề nghị họ cho biết những vấn đề khó khăn trong khoa học kỹ thuật mà họ vướng mắc. Nhưng hầu như không có doanh nghiệp nào trả lời. Ông cho rằng, để doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn về Khoa học Công nghệ thì vấn đề là phải minh bạch hóa việc đấu thầu, làm sao cho các doanh nghiệp có công nghệ tốt hơn phải thắng thầu. Đặc biệt, các công trình, dự án của Nhà nước cần ưu tiên sử dụng các công nghệ của Việt Nam. Còn doanh nhân Trung Hà, Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT cho rằng, việc đổi mới công nghệ phải là của doanh nghiệp, nên nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chứ không chỉ có các viện nghiên cứu. Doanh nhân Chu Quang Khôi nhận định: "Các nước muốn vượt qua bẫy thu nhập trung bình đều đầu tư cho R&D, nhưng thành công chưa nhiều. Hàn Quốc và Đài Loan là 2 nước Châu Á được đánh giá là thành công. Riêng Hàn Quốc, thành công hơn vì kết hợp tốt giữa R&D và PR&Sales. Kết quả là họ chiếm lĩnh thị trường và thu được nhiều tiền để đầu tư trở lại cho R&D". TS Lương Hoài Nam cho biết, các nước bên cạnh chúng ta đều đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển. Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực này. Nhiều nhà khoa học khác cũng đồng tình, cần phải làm sao cho lượng phát minh (patent) của Việt Nam tăng lên, thúc đẩy công nghiệp - nông nghiệp phát triển. (Còn nữa). Thùy Linh
|
Hương Giang
Đánh giá tổ chức khoa học công nghệ như nào?