【trận tokyo】Dự án PPP: Cứ giảm doanh thu mà Nhà nước bỏ tiền chia sẻ là vô lý

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:18:17 评论数:
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.

Phải làm rõ khi nào chia sẻ rủi ro và chia sẻ ở mức nào,ựánPPPCứgiảmdoanhthumàNhànướcbỏtiềnchiasẻlàvôlýtrận tokyo cứ giảm doanh thu là Nhà nước phải bỏ tiền chia sẻ là vô lý, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kết thúc thảo luận dự ánLuật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), chiều 24/3.

Trong hơn một giờ thảo luận, nhiều ý kiến tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn rất băn khoăn từ lĩnh vực đầu tư, hoạt động của kiểm toán Nhà nước, và nhất là cơ chế chia sẻ rủi ro.

Nhà nước không bao sân quá nhiều

Chủ nhiệm Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tếVũ Hồng Thanh cho biết, cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được áp dụng cho tất cả các dự án PPP theo cơ chế nhà đầu tư, doanh nghiệpdự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần tăng thu hoặc Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng đối với dự án PPP.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và một số ý kiến khác nhận xét quy định tại dự thảo là chưa rõ và chưa kỹ.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng cần phân biệt rõ giảm doanh thu là do thay đổi chính sách, thay đổi quy hoạch thì Nhà nước bù đắp, lý do bất khả kháng thì Nhà nước chia sẻ còn do khả năng dự báo, vận hành, quản lý của nhà đầu tư không tốt thì doanh nghiệp phải tính toán chứ tất cả Nhà nước đều chịu thì khó. Nhà đầu tư cũng phải có trách nhiệm chứ Nhà nước không nên bao sân quá nhiều chỗ này, ông Hải nêu quan điểm.

Kinh tế thị trường thì nhà đầu tư tính toán có lãi mới đầu tư, dự thảo luật lại quy định giảm 50% doanh thu thì Nhà nước chia sẻ, trong khi các dự án khác thì Nhà nước chỉ chia sẻ khi có lý do bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh... Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu ý kiến.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị đưa ra các phương án thảo luận cho kỹ chứ không phải chỉ duy nhất phương án là giảm doanh thu thì được chia sẻ. Nếu không sẽ thành gánh nợ cho quốc gia khi thực hiện tràn lan dự án PPP, ông Hiển nói.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải.

Cái gì tư nhân làm được thì để tư nhân làm

Sau khi đã thu hẹp so với dự thảo trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 8, lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP tại dự thảo luật mới nhất bao gồm: giao thông vận tải; nhà máy điện, lưới điện; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; trụ sở cơ quan nhà nước;  y tế; giáo dục - đào tạo.

Theo Chủ nhiệm Lê Thị Nga thì quy định như thế này là quá rộng, tại sao nhà máy điện, trụ sở cơ quan nhà nước cũng nằm ở đây. Cái gì tư nhân làm được thì để tư nhân làm, bà Nga đề nghị.

So với thực tế thì quy định các lĩnh vực như trên vẫn rộng, sẽ gặp khó khăn nhất là về nguồn lực, cái gì tư nhân làm được thì để tư nhân làm, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển đồng tình.

Cũng khiến Uỷ ban Thường vụ băn khoăn là quy định hoạt động kiểm toán. Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo luật mới  nhất quy định hoạt động kiểm toán Nhà nước thực hiện ở hai giai đoạn.

Một là trước khi ký kết hợp đồng, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tuân thủ theo pháp luật kiểm toán Nhà nước về quá trình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP có sử dụng tài chính công, tài sản công.

Hai, sau khi ký kết hợp đồng, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán theo pháp luật kiểm toán Nhà nước đối với việc sử dụng tài chính công, tài sản công trong dự án PPP.

Kiểm toán Nhà nước mà tham gia kiểm toán hồ sơ trước khi ký hợp đồng thì lịch sử Việt Nam đây chắc là điểm mới, chưa chắc phù hợp với thông lệ Quốc tế, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nhận xét và cho rằng phải xem thực tiễn có thực thi được không.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề, đối tượng mong đợi Luật PPP là khu vực tư nhân, vậy để họ yên tâm bỏ tiền đầu tư thì họ đã được trao đổi kỹ chưa, họ đã cảm thấy dự thảo luật như thế đã được hay chưa?

Nếu tôi là doanh nghiệp, tôi đọc luật thế này thì tôi chưa bỏ tiền ra đâu, Chủ tịch Quốc hội nói.

Kết thúc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển gút lại, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét dự án luật này vào phiên họp tháng 4/2020, sẽ xin ý kiến Bộ Chính trị những vấn đề quan trọng.

Nhấn mạnh PPP là luật rất khó, ông Hiển cũng nêu quan điểm tại kỳ họp  gần nhất của Quốc hội, nếu dự thảo luật đủ chắc chắn thì thông qua, chưa đủ thì sẽ tiếp tục hoàn thiện.

Điều 83. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu

1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng. Các bên thỏa thuận mức doanh thu cam kết tại hợp đồng nhưng không cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính. Việc chia sẻ phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã thực hiện điều chỉnh thời hạn hợp đồng PPP theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 53 của Luật này.

2. Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng đối với dự án PPP đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Dự án do cơ quan có thẩm quyền lập; áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO và không sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng quy định tại Điều 71 của Luật này;

b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm doanh thu thực tế thấp hơn mức doanh thu cam kết tại hợp đồng. Các bên thỏa thuận mức doanh thu cam kết tại hợp đồng nhưng không cao hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính;

c) Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ hoặc điều chỉnh thời hạn hợp đồng PPP theo quy định tại Điều 52 và 53 của Luật này nhưng chưa bảo đảm được mức doanh thu quy định tại điểm b khoản này.

d) Đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, việc chia sẻ phần giảm doanh thu do ngân sách địa phương bảo đảm.

3. Cơ chế phần tăng, giảm doanh thu quy định tại khoản 1 và 2 Điều này phải được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư.

4. Định kỳ hàng năm, các bên xác nhận doanh thu thực tế của dự án PPP. Định kỳ 03 năm, các bên xác định phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng của dự án PPP căn cứ số liệu hàng năm, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền để xem xét áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu.

5. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

 (Nguồn: dự thảo Luật PPP trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 43).