【cup c 2】Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 1: Các chủ đề đưa ra phù hợp

Việt Nam đã chính thức đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021,ệtNamđảmnhiệmChủtịchHộiđồngBảoanthngCcchủđềđưaraphhợcup c 2 đồng thời cũng là Chủ tịch của Hội đồng Bảo an tháng 1. Với vai trò là Chủ tịch của Hội đồng Bảo an, Việt Nam sẽ giữ vai trò điều phối nhằm thúc đẩy các hoạt động đảm bảo hòa bình tại các điểm nóng, đảm bảo tuân thủ các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Các ưu tiên và đề xuất của Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế bởi đang đi đúng hướng và phù hợp với lợi ích của các nước.

Việt Nam chủ trì một phiên thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ngay từ khi đảm nhiệm trọng trách này, Việt Nam đã tích cực chủ động rà soát, tham khảo Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc để xây dựng dự kiến Chương trình hoạt động tháng 1 của Hội đồng Bảo an hợp lý, cân bằng, gồm đầy đủ các vấn đề định kỳ, đến hạn xử lý, các vấn đề dự phòng, cũng như các vấn đề ưu tiên của Việt Nam, được các nước thành viên Hội đồng Bảo an ủng hộ, nhất trí thông qua ngay trong ngày làm việc đầu tiên của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an. Theo đó, trong cả tháng 1 này, Việt Nam chủ trì hơn 30 cuộc họp, thảo luận và quyết định về hoạt động của các Phái bộ gìn giữ hòa bình và Phái bộ chính trị ở các nước như Cyprus, Yemen, Libya…, tình hình Trung Đông, Syria, Colombia, Cộng hòa Trung Phi, Tây Phi… và nhiều hoạt động khác.

Trong hơn 2 tuần qua, với tư cách Chủ tịch, Việt Nam tổ chức chủ trì 2 sự kiện quan trọng với ưu tiên là tăng cường tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Thảo luận về Báo cáo tình hình chính trị, an ninh của Mali, hoạt động của Phái bộ Liên Hiệp Quốc nhằm ổn định tình hình Mali (MINUSMA). Sự kiện dấu ấn trọng tâm là Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng ngày 9-1 với chủ đề “Kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp Quốc: Tăng cường tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. Đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt nhằm đặt ra một chủ đề xuyên suốt cho hoạt động của Hội đồng Bảo an trong năm 2020.

Với sự kiện này, Việt Nam đã khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc cơ bản về tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, hòa bình giải quyết tranh chấp… đặc biệt trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay. Các ưu tiên và đề xuất của Việt Nam đều nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, các chủ đề và đề xuất của Việt Nam đưa ra là rất phù hợp với tình hình quốc tế và đúng thời điểm.

“Tôi mới chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Một điều rất đáng mừng và không ít ngạc nhiên là chủ đề mà chúng ta đề xuất đã được các nước tham gia với một số lượng cao kỷ lục, không chỉ thành viên Hội đồng Bảo an, tại phiên thảo luận mở, các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đều có thể tham gia. Tôi đã xem lại tất cả các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, số lượng cũng chưa bao giờ đạt mức như tại cuộc họp mở của chúng ta với 110 nước tham gia. Các nước tham gia phát biểu rất tích cực. Điều này cũng cho thấy Việt Nam đã đi vào đúng hướng dòng chảy cũng như lợi ích của các nước, tạo được sự quan tâm của các nước đối với chủ đề của chúng ta”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ.

Tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, thúc đẩy hòa bình và hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại điểm nóng trên toàn thế giới sẽ là chủ đề xuyên suốt của năm 2020. Cộng đồng quốc tế đều nhận thấy rằng hơn bao giờ hết vai trò, tầm quan trọng của Hiến chương Liên Hiệp Quốc ngày càng phải nâng cao. Việc Việt Nam nêu quan điểm: các nước, đặc biệt là các nước Ủy viên của Hội đồng Bảo an, phải là những nước đi đầu tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc chính là đi vào đúng hướng dòng chảy cũng như lợi ích của các nước thành viên.

Theo VOV.VN

Cúp C1
上一篇:Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
下一篇:Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét