Chế độ hà khắc,đốimặtvớithiếuđitrầmtrọty le tai xiu sản xuất đình trệ gắn với thiên tai diễn ra đã khiến Afghanistan đang đứng trước nguy cơ thiếu đói trầm trọng.
Một gia đình nghèo đông con tại Afghanistan. Ảnh: Reuters
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết, hiện 97% dân số Afghanistan đang sống trong cảnh nghèo đói trong khi khoảng 60% dân số cần hỗ trợ nhân đạo để duy trì cuộc sống trong năm nay. Tuy nhiên, điều đáng nói là Kế hoạch ứng phó nhân đạo của LHQ đến nay mới chỉ nhận được 294 triệu USD trong số 4,62 tỉ USD cần tài trợ.
Trong khi đó, Văn phòng Điều phối Nhân đạo của LHQ tại Afghanistan (OCHA) khẳng định, viện trợ nhân đạo hiện giờ là giải pháp cần nhất cho người dân Afghanistan. Bởi lẽ, việc Afghanistan phải đối mặt với năm hạn hán thứ 3 liên tiếp, năm thứ 2 liên tiếp khó khăn kinh tế trầm trọng, và hậu quả của hàng thập kỷ chiến tranh và thảm họa thiên nhiên tái diễn đều đặn, viện trợ nhân đạo vẫn là giải pháp cần nhất. Hiện Afghanistan có tới 28,3 triệu người (tương đương 2/3 dân số) cần được hỗ trợ để tồn tại.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu mang tên “Triển vọng kinh tế - xã hội Afghanistan 2023” được Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) công bố mới đây cũng cho biết sản lượng kinh tế của Afghanistan đã giảm 20,7% sau khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền vào năm 2021. Nghiên cứu lưu ý rằng những người nghèo tại Afghanistan buộc phải bán nhà cửa, đất đai hoặc tài sản tạo ra thu nhập. Theo Đại diện thường trú UNDP tại Afghanistan Abdallah Al Dardari, nếu viện trợ nước ngoài trong năm nay giảm do các chính sách hạn chế của chính quyền Taliban, Afghanistan có thể “rơi xuống vực thẳm”.
Hiện hơn 20 quốc gia và tổ chức quốc tế đang nỗ lực tìm ra “một cách tiếp cận chung” của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề nóng bỏng có liên hệ mật thiết với nhau tại quốc gia Tây Nam Á này, trong đó có chủ nghĩa khủng bố và nạn buôn lậu ma túy. Ông Guterres nhấn mạnh: “LHQ sẽ tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận vốn đặt lợi ích của người dân Afghanistan lên trước và bổ sung cho các cơ chế, sáng kiến khu vực hiện có”.
Ông Guterres cũng chỉ trích các chính sách tiêu cực của chính quyền Taliban đối với phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan. Theo ông, việc chính quyền Taliban cấm phụ nữ Afghanistan làm việc cho LHQ và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước là “không thể chấp nhận được” và “đặt nhiều sinh mạng vào tình thế nguy hiểm”. Bởi lẽ, phụ nữ góp phần quan trọng vào công tác hỗ trợ nhân đạo tại quốc gia Tây Nam Á. LHQ sẽ không bao giờ im lặng trước “các cuộc tấn công có hệ thống và chưa từng có tiền lệ nhằm vào các quyền của phụ nữ và trẻ em gái”.
Nhận định của ông Guterres hoàn toàn có cơ sở bởi vì gần 1/4 số hộ gia đình ở Afghanistan có chủ hộ là nữ giới. Việc chính quyền hiện nay tại Afghanistan tước bỏ quyền được tiếp cận giáo dục và tham gia kinh tế - xã hội của phụ nữ và trẻ em gái sẽ gây ra vết thương ngày càng lớn và khó lành cho chính đất nước này.
Đồng quan điểm trên, bà Kanni Wignaraja, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNDP, cảnh báo: “Sẽ không có sự phục hồi bền vững nếu không có sự tham gia tích cực của phụ nữ Afghanistan trong nền kinh tế và đời sống, trong đó có việc thực hiện các dự án nhân đạo. Chỉ có bảo đảm tính liên tục về giáo dục dành cho trẻ em gái cũng như khả năng theo đuổi công việc và học tập của phụ nữ mới có thể duy trì hy vọng về bất kỳ tiến bộ thực sự nào”.
Về phần mình, kể từ khi lên nắm quyền năm 2021 đến nay, Taliban mong muốn xây dựng quan hệ tích cực với cộng đồng quốc tế. Lãnh đạo chính quyền Taliban ở Afghanistan nhấn mạnh Taliban không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào và “mong đợi điều tương tự từ những quốc gia khác”. Tuy nhiên, những động thái hà khắc của Taliban với phụ nữ và trẻ em gái đã làm cho quốc tế quay lưng lại với quốc gia này. Hệ lụy của nó đã làm cho Afghanistan rơi vào tình thế ngày càng khốn khó hơn.
HN tổng hợp