【kq uefa europa】Giải quyết tận “gốc rễ” của tham nhũng thông qua giám sát quyền lực

时间:2025-01-10 09:34:55 来源:Empire777

giai quyet tan goc re cua tham nhung thong qua giam sat quyen luc

Thiếu tướng Lê Văn Cương,ảiquyếttậngốcrễcủathamnhũngthôngquagiámsátquyềnlựkq uefa europa nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an).

Xung quanh công tác phòng, chống tham nhũng, phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn Thiếu tướng LÊ VĂN CƯƠNG (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an).

Ông có đánh giá như thế nào về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII?

Tôi nghĩ, sau hai năm thực hiện chúng ta đã cố gắng, quyết tâm và có kết quả hết sức to lớn. Trong đó, tôi khái quát bằng 4 kết quả sau:

Thứ nhất, trong 20 tháng vừa qua đặc biệt là từ khi đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, số vụ án lớn được đưa ra xét xử nhiều hơn trong 32 năm trở lại đây (từ năm 1986). Số cán bộ được đưa xử lý trong 20 tháng cũng gấp 10 lần của 32 năm qua. Số cán bộ trung cao cấp bị xử lý trong 20 tháng vừa rồi nhiều gấp 20 lần của 32 năm qua. Đáng chú ý, những thành tựu và bước chuyển kì lạ trên mới chỉ diễn ra trong 20 tháng vừa qua. Các vụ án lớn đã được đưa ra xử một cách công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đó đều là những kết quả nhìn thấy được.

Thứ hai, cùng với số lượng các cán bộ tham nhũng bị xử lý hình sự, Tổng Bí thư cũng đã kiên quyết xử lý những cán bộ đề bạt không đúng tiêu chuẩn, không hoàn thành nhiệm vụ gây thất thoát nghiêm trọng và những cán bộ sai phạm trong công tác cán bộ. Có thể kể đến ở đây các vụ án điển hình như ông Võ Kim Cự, ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ rồi đến hàng loạt các vụ việc khác. Đáng chú ý, không chỉ những vụ án kinh tế nghiêm trọng mà những vụ án có liên quan đến các tướng lĩnh thuộc lực lượng vũ trang cũng đã được chỉ đích danh.

Đây cũng được coi là những thành tựu to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng bởi cuộc đấu tranh này không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà đã loại ra khỏi hàng ngũ của Đảng những cán bộ tha hóa, đã được đề bạt mà không đủ tiêu chuẩn, hay bị xử lý do vi phạm. Những thành tựu này nếu không có sự quyết tâm của bộ máy chính trị của Đảng và Nhà nước thì không thể thực hiện được.

Thứ ba, thành tựu quan trọng hơn là cuộc đấu tranh này đã tạo bước đột phá và chính điều này đã củng cố lại niềm tin của đảng viên, của nhân dân đối với Đảng.

Thứ tư, thông qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tha hóa và xử lý cán bộ của Đảng cũng đã bộc lộ yếu kém, sơ hở trong hệ thống quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý cán bộ. Qua hàng chục vụ án, Đảng và Nhà nước đã thấy rõ hơn sự yếu kém trong công tác quản lý kinh tế, quản lý cán bộ và đã bước đầu có những biện pháp khắc phục.

Theo tôi đây là 4 thành tựu lớn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua.

Theo ông công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng cần có bước đột phá như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất?

Một mặt ta phải khẳng định trong 20 tháng vừa rồi đồng chí Tổng Bí thư đã trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa cuộc đấu tranh này sang một bước ngoặt, từ đấu tranh kiểu đánh du kích nhỏ lẻ sang tổng tiến công, tạo thành công rực rỡ, được người dân ủng hộ.

Nhưng một mặt người dân vẫn phân vân liệu cuộc đấu tranh này có thành công được hay không, có loại bỏ tận gốc được tham nhũng hay không. Xung quanh vấn đề này, tôi cho rằng, việc đầu tiên quan trọng nhất hiện nay là từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị phải thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII và Nghị quyết Đại hội VI (1986), thì chắc chắn sẽ kéo được 4,5 triệu đảng viên thực hiện theo. Trong Nghị quyết Đại hội VI (1986) đã nêu rõ, với lương tâm của người cộng sản, mỗi cán bộ đảng viên hãy tự soi xét mình đã sống bằng lao động chân chính của mình hay chưa. Người có chức vụ càng cao thì càng phải yêu cầu gương mẫu càng lớn, không ai có quyền tự ban phát cho mình đặc quyền đặc lợi cả. Đây là việc đầu tiên cần phải làm.

Tiếp theo là phải giải quyết tận “gốc rễ” của tham nhũng. Chúng ta phải thay đổi, điều chỉnh, bổ sung hệ thống giám sát quyền lực. Bởi quyền lực không giám sát sẽ dễ bị tha hóa, đây là một quy luật không có ngoại lệ. Như ở Singapore một quan chức, công chức có 4 cơ quan theo dõi, giám sát nên không thể tham nhũng được.

Thứ hai, theo tôi, cần xác định rõ trách nhiệm của cá nhân. Trong hệ thống luật pháp của ta không quy định rõ về trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị. Trên thế giới, tại các quốc gia như Singapore, New Zealand… được quy định hết sức rõ ràng, cụ thể.

Thứ ba, Nhà nước phải công khai hoạt động, công tác cán bộ phải minh bạch. Và cuối cùng, Nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên. Đồng thời, phát huy vai trò phản biện của Mặt trận Tổ quốc, của người dân về các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cũng phải xác định, tham nhũng chính trị còn nguy hại hơn tham nhũng tiền, bởi những người này là những người gác cổng của nhà nước, có thể làm lũng đoạn cả bộ máy chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói việc tốt hay xấu đều ở cán bộ, nếu bố trí cán bộ tốt thì công việc thành công mà cán bộ xấu thì công việc thất bại. Vì vậy cũng cần phải xem xét lại công tác tổ chức cán bộ, quy trình bổ nhiệm cán bộ.

Xin cảm ơn ông!

Từ năm 2014 đến nay, Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức đảng và 58.120 đảng viên, trong đó có gần 2.720 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Ngành Thanh tra, Kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực, tham nhũng; từ năm 2014 đến nay, qua thanh tra, kiểm toán, đã kiến nghị thu hồi hơn 260 nghìn tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự hơn 340 vụ với 436 đối tượng. Các cơ quan chức năng đã khởi tố 971 vụ án với 2.010 bị can; truy tố 1.060 vụ án với 2.444 bị can; xét xử sơ thẩm 968 vụ với 2.297 bị cáo về tội tham nhũng.

推荐内容