chứ không ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền trên thị trường chứng khoán (TTCK). Đây là khẳng định của ông Bùi Hoàng Hải,ôngtưkết quả lanus Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, UBCKNN khi trao đổi với phóng viên TBTCVN liên quan tới một số thông tin cho rằng, việc ra đời của Thông tư 07 có thể hạn chế dòng tiền trên TTCK. * PV: Ông có thể cho biết đâu là những điểm mới nổi bật của Thông tư 07 vừa mới ban hành? - Ông Bùi Hoàng Hải: Ngoài các sửa đổi để phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2014, một trong những trọng tâm sửa đổi của Thông tư 07 là nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCK nhằm thúc đẩy hơn quá trình tái cấu trúc khối CTCK theo chủ trương của Chính phủ cũng như Bộ Tài chính. Theo đó, Thông tư 07 bổ sung quy định về mức độ đáp ứng vốn (sửa đổi Điều 40). Cụ thể, theo quy định hiện hành, khi thành lập CTCK phải đáp ứng quy định về vốn pháp định cho từng nghiệp vụ hoạt động. Quá trình hoạt động, đã có một số CTCK bị thua lỗ dẫn đến vốn chủ sở hữu không đáp ứng quy định. Theo quy định mới, CTCK có vốn chủ sở hữu (VCSH) dưới vốn pháp định (VPĐ) có thời gian 6 tháng để thực hiện các biện pháp đảm bảo VCSH bằng VPĐ, trường hợp hết 6 tháng VCSH nhỏ hơn VPĐ, quy định có hướng dẫn 2 trường hợp: Thứ nhất, CTCK phải chịu một số hạn chế hoạt động như đã quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 40 (Khoản 10 Điều 1) như không được chia lợi nhuận, giao dịch ký quỹ, lập chi nhánh, phòng giao dịch... Thứ hai, trường hợp CTCK đang hoặc chưa khắc phục tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp đạt mức 50% vốn điều lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ thực hiện đình chỉ có thời hạn một số hoạt động của CTCK theo nguyên tắc VCSH tối thiểu bằng VPĐ. Sau khi hết thời hạn đình chỉ, VCSH của CTCK vẫn không bằng VPĐ, UBCKNN thực hiện rút nghiệp vụ đã bị đình chỉ trước đó.
Bên cạnh đó, Thông tư 07 đã cụ thể hóa và làm rõ hơn quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 70 Luật Chứng khoán về đáp ứng vốn (Điểm b Khoản 1 Điều 14), bao gồm: Làm rõ về thời hạn cảnh báo (kiểm soát và kiểm soát đặc biệt) và hết thời hạn cảnh báo nhưng không cung cấp được bằng chứng chứng minh CTCK đã khắc phục được tình trạng cảnh báo (tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong 3 tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận). Ngoài ra, để thúc đẩy hơn quá trình tái cấu trúc khối CTCK, Thông tư 07 cũng đã sửa đổi Điều 15 nhằm hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn quá trình giải thể, thu hồi Giấy phép của CTCK. * PV: Theo quy định tại Thông tư 07 “CTCK không được dùng tiền, tài sản của công ty hoặc khách hàng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ 3”. Một số ý kiến cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền trên TTCK. Ông có thể cho biết quan điểm về điều này? - Ông Bùi Hoàng Hải: Việc dùng tiền của khách hàng trong tài khoản tổng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba là CTCK đã vi phạm quy định về mục đích sử dụng tiền trong tài khoản tổng đã được quy định trong Thông tư 210/2012-TT-BTC. Nếu CTCK dùng tiền của mình để bảo lãnh thanh toán, mà khoản bảo lãnh không được thể hiện trên báo cáo tài chính (BCTC) của CTCK, do vậy không cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng sử dụng BCTC, đồng thời đây là khoản nợ tiềm tàng, có thể gây rủi ro gánh nợ cho CTCK dẫn đến không giám sát được việc tuân thủ các tỷ lệ tài chính của CTCK. Do vậy, quy định này nhằm hướng tới hoạt động lành mạnh của CTCK, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền trên TTCK. * PV: Ngoài quy định về cho vay, liệu các quy định về hạn chế đầu tư có tạo thêm sự lành mạnh về tài chính của các CTCK trong thời gian tới hay không, thưa ông? - Ông Bùi Hoàng Hải: Thông tư 07 có chỉnh sửa, bổ sung một số điểm có liên quan đến hạn chế đầu tư. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa, bổ sung này chỉ làm rõ nghĩa hơn, không có quy định mới hay làm thay đổi tình hình đầu tư của các CTCK. * PV: Để nâng cao “sức khỏe” của các CTCK hơn nữa, trong năm 2016 UBCKNN sẽ có những biện pháp gì, thưa ông? - Ông Bùi Hoàng Hải: Như đã nêu ở điểm trước, để nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tái cấu trúc CTCK, trong năm 2016, UBCKNN sẽ thực hiện giám sát việc tuân thủ của các CTCK đối với quy định mới về duy trì vốn nói riêng cũng như các quy định tại Thông tư 07 nói chung. Hiện chúng tôi cũng đang rà soát sửa đổi Thông tư 226/2010/TT-BTC về chỉ tiêu an toàn tài chính, nhằm hướng tới xây dựng mô hình CTCK chuyên biệt và đa năng phù hợp thông lệ quốc tế và cũng đảm bảo thực hiện Chiến lược Phát triển TTCK Việt Nam 2011 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, UBCKNN đang tích cực triển khai xây dựng hệ thống hỗ trợ kỹ thuật cho các CTCK trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới như: Cover warrant, chứng khoán phái sinh, giao dịch trong ngày, tạo lập thị trường, đầu tư ra nước ngoài... Những biện pháp nêu trên đều nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCK cũng như đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho TTCK. * PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái |