当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bilbao vs celta vigo】Những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định số 12/2018/NĐ

【bilbao vs celta vigo】Những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định số 12/2018/NĐ

2025-01-10 17:17:55 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

nhung diem moi dang chu y tai nghi dinh so 122018nd cp ve pham vi dia ban hoat dong hai quan

CBCC Chi cục Hải quan Phó Bảng (Cục Hải quan Hà Giang) phối hợp cùng lực lượng Biên phòng đi tuần tra biên giới. Ảnh: Thu Trang


Nghị định số 12/2018/NĐ-CP chỉnh sửa thống nhất các mốc giới địa bàn hoạt động hải quan,ữngđiểmmớiđángchúýtạiNghịđịnhsốNĐbilbao vs celta vigo sử dụng tọa độ địa lý (vĩ độ Bắc, kinh độ Đông), sử dụng hệ tọa độ mặt đất năm 1984 (hệ tọa độ WGS-84) theo các Hiệp định, Nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với nước láng giềng. Theo đó, người dân, cán bộ làm công tác kiểm soát hải quan thuận tiện hơn trong việc xác định được vị trí cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan. Theo đó, các tọa độ phẳng đã được thống nhất chuyển hóa thành tọa độ địa lý.

Ví dụ, phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn theo Nghị định số 01/2015/NĐ-CP được xác định là chính diện đường biên giới: Từ mốc 1088/2 + 120m (tọa độ 3485075200) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc 1091 + 140m (tọa độ 3404074480), dài khoảng 1,1 km (thuộc thôn Nà Lầu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng). Tuy nhiên, Nghị định số 12/2018/NĐ-CP đã sửa đổi lại thành chính diện đường biên giới: Từ mốc giới số 1088/2 + 120 m (tọa độ 22°00’32,053” vĩ độ Bắc, 106°41’20,034” kinh độ Đông) chạy dọc theo đường biên giới đến mốc giới số 1091 + 140 m (tọa độ 22°00’04,071” vĩ độ Bắc, 106°40’58,561” kinh độ Đông), dài khoảng 1,1 km. Như vậy, nếu như trước đây khoảng cách từ cột mốc biên giới 1088/2+120 được xác định theo tọa độ phẳng là 3485075200 thì nay đã được chỉnh sửa lại thành tọa độ địa lý và người dân có thể sử dụng các phần mềm trên điện thoại thông minh để xác định vị trí ở trong hay ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.

Bên cạnh đó, phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa (Điều 3) sửa đổi, bổ sung phạm vi một số cửa khẩu cho phù hợp với mốc quốc giới, xác định rõ ranh giới theo địa giới hành chính mới, xác định rõ vị trí tiếp giáp, chiều sâu của địa bàn. Bổ sung một số cửa khẩu đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hải quan như cửa khẩu Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh; mốc quốc giới 261 tại cửa khẩu Thanh Thủy, mốc quốc giới 450 cửa khẩu Săm Pun tỉnh Hà Giang; cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao Bằng, cũng như bổ sung phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu chưa xác định ranh giới theo chiều sâu, ranh giới, vị trí tiếp giáp như cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)...

Xuất phát từ thực tiễn, tại một số cửa khẩu có sự thay đổi, điều chỉnh về phạm vi theo hướng có nơi mở rộng thêm phạm vi địa bàn hoạt động, nhưng có nơi thu hẹp phạm vi địa bàn hoạt động hải quan. Ví dụ, tại cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam theo Nghị định số 01/2015/NĐ-CP thì ranh giới phạm vi địa bàn hoạt động hải quan về bên phải là 300m, về bên trái là 300m và chiều sâu nội địa là 500m theo hướng Quốc lộ 14D. Tuy nhiên, Nghị định số 12/2018/NĐ-CP đã điều chỉnh theo hướng mở rộng phạm vi về bên phải là 500m, về bên trái là 500m và chiều sâu nội địa là 6 km theo hướng quốc lộ 14D với lý do tại địa bàn cửa khẩu Nam Giang đang triển khai nhiều dự án như khu thương mại, cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng… đang nằm ngoài địa bàn hoạt động hải quan. Do đó, việc điều chỉnh này sẽ giúp các địa điểm trên sẽ được xác định là địa bàn hoạt động hải quan.

Tại cửa khẩu Tân Phú, tỉnh Tây Ninh theo Nghị định số 01/2015/NĐ-CP thì ranh giới phạm vi địa bàn hoạt động hải quan chiều sâu nội địa là 1000m. Tuy nhiên, Nghị định số 12/2018/NĐ-CP đã điều chỉnh theo hướng thu hẹp chiều sâu nội địa còn 800 m.
Nghị định số 12/2018/NĐ-CP sửa đổi 4 Điều, bổ sung 1 Điều mới. Trong các Điều sửa đổi, bổ sung có nội dung sửa đổi về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới; tại các khu vực ngoài cửa khẩu; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Việc xác định phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa XK, NK, theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP thì khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa XK, NK” được xác định theo phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực cửa khẩu. Xuất phát từ tình hình thực tiễn khi Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa NK làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập thì một số hàng hóa NK sẽ không được làm thủ tục tại các Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Vướng mắc đã và đang được khắc phục trong Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Do đó, để đảm bảo thống nhất khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa XK, NK đã được chuyển và sửa đổi tại Điều 7 Nghị định, cụ thể: “Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại bưu điện quốc tế là khu vực thuộc điểm phục vụ bưu chính thực hiện XK, NK, lưu giữ bưu gửi với nước ngoài theo điều ước quốc tế của Liên minh bưu chính thế giới và các quy định về bưu chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa XK, NK là địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng hóa XK, NK qua dịch vụ chuyển phát nhanh”.

Việc sửa đổi, bổ sung này tạo sự gắn kết trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK qua dịch vụ chuyển phát nhanh và hoạt động bưu chính, đồng thời để thống nhất với Nghị định số 68/2016/NĐ-CP và gắn kết với hoạt động chuyển phát theo Luật Bưu chính năm 2010 và Điều 52 Luật Hải quan.

Nghị định số 12/2018/NĐ-CP cũng bổ sung địa bàn tại trụ sở “cơ sở gia công lại” vào phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại Điều 8 Nghị định. Theo quy định tại khoản 5 Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: “Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhiều cơ sở sản xuất hoặc thuê gia công lại tại một hoặc nhiều cơ sở sản xuất thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá XK tại tất cả các cơ sở sản xuất...”. Trong thực tế có doanh nghiệp trong nước nhận gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng không thực hiện gia công mà thuê lại doanh nghiệp khác gia công. Doanh nghiệp khác thực hiện gia công trong trường hợp này gọi là cơ sở gia công lại. Do đó, để tạo cơ sở pháp lý để cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra nguyên liệu, vật tư... tại các địa điểm này, Nghị định số 12/2018/NĐ-CP đã bổ sung “cơ sở gia công lại” vào địa bàn hoạt động hải quan.

Nghị định số 12/2018/NĐ-CP bổ sung địa bàn “Khu vực hải quan riêng” và “Khu phi thuế quan” vào địa bàn hoạt động hải quan. Thời gian qua, Quốc hội đã thông qua Luật thuế XK, thuế NK (năm 2016) và Luật Quản lý ngoại thương (năm 2017) có nhiều nội dung mới như quy định lại khu phi thuế quan, khu vực hải quan riêng. Cụ thể, khoản 1, Điều 4 Luật thuế XK, NK năm 2016 quy định khu phi thuế quan: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa XK, NK và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XK, NK”.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương: “Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ XK, NK”.

Do vậy, để phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Luật Thuế XK, thuế NK năm 2016 Nghị định số 12/2018/NĐ-CP đã bổ sung 2 khu vực này vào địa bàn hoạt động hải quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读