当前位置:首页 > World Cup

【keo nha cai. net】Chính sách tiền tệ: Một năm “lặng sóng”

chinh sach tien te mot nam lang song

Tỷ giá không “sợ” FED

Nếu như vào đầu năm 2016,ínhsáchtiềntệMộtnămlặngsókeo nha cai. net cả thị trường tiền tệ được phen “náo động” khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành chính sách điều hành tỷ giá mới theo cơ chế tỷ giá trung tâm giữa VND và USD, tỷ giá tính chéo giữa VND và một số ngoại tệ với cơ chế linh hoạt, biến động hàng ngày. Nhưng nhìn vào đường đi của tỷ giá qua gần 2 năm thực hiện, chúng ta có thể khẳng định đây là chính sách thành công của NHNN, giúp tỷ giá ổn định, đủ sức đương đầu với nhiều cơn “sóng dữ”.

Trong năm 2017, có một điều đặc biệt là diễn biến trái chiều giữa tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết với tỷ giá giao dịch. Theo đó, tính đến gần cuối năm, tỷ giá trung tâm đã tăng khoảng 1,2% so với đầu năm, nhưng tỷ giá tại các ngân hàng thương mại lại giảm nhẹ, thậm chí tỷ giá trên thị trường tự do có mức giảm mạnh lên tới khoảng 1,4% so với đầu năm.

Lý giải về sự trái chiều trên, chuyên gia tài chính-ngân hàng - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay, sự trái chiều của diễn biến tỷ giá giữa NHNN và các ngân hàng thương mại là do trước đây, tỷ giá được NHNN niêm yết một mức trần nhất định, NHNN sẽ điều chỉnh tăng mức trần này ở một thời điểm nhất định, với mức độ nhất định, cách quãng xa nên khi điều chỉnh, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại sẽ chịu sức ép tăng đột ngột, gây biến động tỷ giá. Nay với cơ chế tỷ giá trung tâm được điều chỉnh linh hoạt hàng ngày, tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh hàng ngày, tăng giảm với biên độ ngắn nên tránh được những cú sốc đột ngột, khiến “đường đi” của tỷ giá hài hòa, ổn định.

Rõ ràng, mặt được lớn nhất của việc điều hành tỷ giá ổn định là góp phần phát triển kinh tế vĩ mô, giúp lạm phát giữ vững ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra, hỗ trợ xuất khẩu tăng trưởng tốt, giúp DN chủ động trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, phòng ngừa rủi ro tỷ giá; đồng thời, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và DN. Không những thế, nhờ tỷ giá ổn định, mà Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã phấn khởi cho biết, dự trữ ngoại hối từ đầu năm 2017 đến nay đã tăng lên mức 46 tỷ USD, nghĩa là từ đầu năm đến nay đã mua được khoảng 7 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm qua.

Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận, bởi từ đầu năm, không ít chuyên gia kinh tế đã dự báo tỷ giá có thể tăng từ 2-3% dưới tác động của nhiều biến động như tình hình nhập siêu, FED tăng lãi suất, lạm phát… Nhưng tất cả những kịch bản này đã được vượt qua do cả nước đã quay trở lại xuất siêu, lạm phát ổn định nên không có biến động nào đáng kể. Vì thế, nỗi lo lớn nhất của tỷ giá trong năm 2017 là những tuyên bố tăng lãi suất của FED. Nhưng thực tế là tỷ giá chỉ có những “gợn sóng” vài ngày trước và sau khi FED công bố tăng lãi suất theo biến động của tình hình thế giới, nhưng ngay sau đó, tỷ giá lại “lặng sóng”. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do các định chế tài chính và DN đều có chính sách dự phòng bền vững, lại được hỗ trợ nhiều từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào trong nước khiến tỷ giá tại Việt Nam không còn “sợ” mỗi khi đến kỳ FED họp.

Lãi suất như kỳ vọng

Từ đầu năm 2017, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2017, trong đó, NHNN đặt ra định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 18%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; ngoài ra, các tổ chức tín dụng phải bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng; hạn chế tín dụng “chảy” vào một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đặc biệt, NHNN còn yêu cầu các tổ chức tín dụng phải chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, ổn định lãi suất huy động, có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Rõ ràng, năm 2017, ngành Ngân hàng đã đạt được kết quả như mong đợi. Báo cáo về kết quả tín dụng 11 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, tổng tín dụng ước tăng 15,3% so với đầu năm (cùng kỳ năm 2016 tăng 15,6% so với đầu năm). Về lãi suất, mặc dù cuối năm lãi suất huy động có tăng nhẹ do yếu tố mùa vụ, nhưng lãi suất cho vay vẫn khá ổn định.

Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã khẳng định, mặt bằng lãi suất cho vay vừa qua đã giảm rất mạnh, các tổ chức tín dụng luôn hướng tới mục tiêu giảm chi phí cho DN, nhưng vấn đề lãi suất còn phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan. Do đó, ngoài công cụ là chính sách điều hành từ cơ quan quản lý, thanh khoản ổn định thì các ngân hàng phải tiết giảm chi phí, đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu… để tiến tới giảm lãi suất cho vay. “Đặc điểm của ngành Ngân hàng Việt Nam là giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhưng vấn đề là DN thường vay vốn trung dài hạn trong khi vốn huy động thường ngắn hạn. Vì thế, giảm lãi suất sẽ là trọng tâm điều hành của NHNN trong thời gian tới”, Thống đốc nêu rõ.

Mặc dù vấn đề lãi suất còn nhiều khó khăn, nhưng theo ý kiến nhiều DN, tình hình tiếp cận vốn và lãi suất hiện nay đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Theo ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty XNK Nam Thái Sơn, cách đây hơn 10 năm, ngân hàng và DN là 2 thành phần khác biệt, không có sân chơi chung, đặc biệt với DN nhỏ và vừa. Nhưng nay, tất cả đã khác với hàng nghìn tỷ đồng được giải ngân và hòa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, giúp DN có thêm nhiều cơ hội phát triển, nâng cao sức cạnh tranh.

Kết quả trên có được là nhờ những nỗ lực trong chỉ đạo điều hành từ Chính phủ đến NHNN, trong nhiều chỉ đạo, Chính phủ luôn đề cập đến vấn đề tiết giảm lãi suất giúp DN tăng khả năng tiếp cận vốn. Mặc dù trong thời gian tới, nhiều chuyên gia không đặt nhiều lạc quan vào việc giảm lãi suất nhưng luôn tin tưởng vào sự ổn định của lãi suất. Theo các DN và chuyên gia, lãi suất có thể chưa cần giảm mạnh nhưng ổn định và thủ tục tiếp cận vốn nhanh gọn cũng đã tạo động lực lớn cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, chính sách tiền tệ ổn định trong cả năm sẽ là lực đẩy lớn cho sự ổn định của năm tiếp theo. Nhưng điều quan trọng vẫn phụ thuộc vào việc quản lý, điều hành của NHNN cùng sự phối kết hợp của các bộ, ngành để có sự ổn định chung của nền kinh tế vĩ mô. Tất cả sẽ tạo nên sự tương hỗ lẫn nhau, góp sức đưa “đoàn tàu” kinh tế của Việt Nam vững vàng tiến lên phía trước.

Vấn đề được coi là “hot” nhất trong năm 2017 là “tiền ảo”, tiền kỹ thuật số. Hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng và đầy đủ để quản lý loại tiền này. Mặc dù NHNN nhiều lần lên tiếng khẳng định các loại tiền kỹ thuật số không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam. Nhưng chính vì các quy định chưa đủ nên trong nước, nhiều cá nhân và tổ chức vẫn “âm thầm” phát triển, giao dịch thậm chí có những tuyên bố sẽ sử dụng tiền kỹ thuật số làm phương tiện thanh toán.

Do đó, trong năm 2018, vấn đề tiền ảo, tiền kỹ thuật số nên là trọng tâm trong điều hành, quản lý chính sách tiền tệ của NHNN, để vừa quản lý tốt loại tiền này mà không “lạc nhịp” với xu hướng.

分享到: