【psg vô địch c1 mấy lần】Bên trong trường Quân sự, nơi huấn luyện hàng trăm nữ tân binh
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 23:56:50 评论数:
Bỡ ngỡ tuổi trẻ
Năm nay,êntrongtrườngQuânsựnơihuấnluyệnhàngtrămnữtâpsg vô địch c1 mấy lần Trường Quân sự Quân khu 7 (quận 12, TP.HCM) tiếp nhận 99 nữ tân binh từ khắp mọi miền đất nước để huấn luyện. Những ngày đầu nhập ngũ với bao tâm trạng rối bời, lo lắng và cả háo hức đã được các cô gái bày tỏ đầy xúc động sau hơn 2 tuần ở trường quân sự.
Đại úy Lê Thị Hằng, chính trị viên phó Đại đội 21 (đại đội huấn luyện nữ tân binh) chia sẻ, một số em lần đầu xa nhà còn khóc như trẻ vào lớp 1. Khi đại đội tổ chức cho các nữ tân binh viết cảm nghĩ về môi trường quân đội, nhiều em đã có những bài viết rất xúc động.
Các cô gái ở khắp mọi miền đất nước tập trung về huấn luyện tại trường Quân sự quân khu 7 trước khi được chia về các đơn vị bộ đội. Ảnh: Tùng Anh |
Bày tỏ tâm trạng người con gái vừa bước qua tuổi đôi mươi, Trương Thùy Trang ở tiểu đội 1, trung đội 1 viết: “Tôi đến từ một vùng quê yên bình, bước chân lên Sài Gòn với bao điều mới lạ, bỡ ngỡ. Trong một chốc lát, tôi đã nắm tay mẹ, muốn được về nhà.
Nhưng ngay khi bước vào trường quân sự quân khu, chỉ có một từ để thốt lên “lạ lẫm”, bỏ lại tất cả sự ồn ã bên ngoài là khung cảnh trang nghiêm, nhưng cũng không kém phần lãng mạn so với con đường tình yêu của các trường đại học mà tôi được biết”.
Gần 100 cô gái háo hức với nhiều điều mới lạ khi vào môi trường quân ngũ. Ảnh: Tùng Anh |
Bước chân vững vàng, mạnh mẽ hơn, tâm sự của Dương Mỹ Linh, tiểu đội 1, khiến nhiều đồng đội ngưỡng mộ, khi em từng là cô giáo.
Linh viết: “Tôi vốn dĩ là một cô giáo trẻ và tự nhận thấy sẽ là một giáo viên xuất sắc. Mọi thứ đều suôn sẻ và dễ dàng đến mức tôi nghĩ bản thân sinh ra để gắn bó với nghề này. Vậy mà cuối cùng, ở cái tuổi thanh xuân nhiệt huyết ấy, tôi lại chọn con đường mới khó khăn, gai góc hơn. Đó là quyết định trở thành 1 nữ chiến sĩ”.
Theo Linh chia sẻ, khi viết đơn tình nguyện, chỉ nghĩ một điều, mình được sinh ra trong một gia đình quân nhân, vô cùng tự hào khi nhắc đến hai chữ “Quân Đội”.
Nghĩ vậy nhưng tâm trạng của Linh trước khi nhập ngũ cũng rất rối bời, lo lắng, mất ngủ khi nghĩ về những ngày tới. Tuy nhiên, nhớ lại ngày nhập ngũ, Linh bày tỏ: “Không hiểu sao buổi sáng hôm ấy, bản thân rất mạnh mẽ, rất tự tin đặt chân vào trường quân sự”.
Những giây phút vui vẻ bên nhau trong giờ giải lao giữa buổi luyện tập. Ảnh: Tùng Anh |
Còn Đỗ Thị Thanh Huyền, tiểu đội 7, trung đội 2, cô gái đến từ Hà Nội thì viết kín 4 trang giấy trắng kể từ sự khác nhau giữa thời tiết 2 miền; rồi những bước chân đầu tiên khi bước vào trường.
“Nói đến môi trường quân đội trong tôi cảm nhận được 1 điều “Kỷ luật chính là sức mạnh”. Không chỉ riêng tôi mà các bạn đồng hành cầm trên tay lá đơn xin tự nguyện nhập ngũ cũng đều bồi hồi lo lắng, cũng như tò mò, hào hứng và hăng hái.
Bước chân vào ngôi trường học tập rèn luyện tháng ngày của chiến sĩ mới, tôi không còn cảm giác xa lạ, lo lắng nữa. Thay vào đó cảm xúc đầy vui vẻ, các chiến sĩ mới hòa đồng, các cán bộ tận tình chăm lo chào đón chúng tôi”, Huyền bày tỏ.
Theo Đại úy Hằng, các bạn ở miền Bắc khi vào đây rất nhớ nhà, thậm chí không ai tới thăm, rồi ăn uống không phù hợp, thời tiết thay đổi. Có bạn Phương Thảo hồi mới vào, cứ các bạn nói chuyện quê nhà là lại chảy nước mắt....
Tuy vậy, qua 2 tuần mọi việc dần ổn định, các em được ban huấn luyện gần gũi động viên, các bạn cùng phòng gắn kết, hiểu nhau hơn. Nhất là khi có người nhà ở gần đến thăm, là rủ cả phòng cùng ra, rồi chia nhau quà bánh.
Kỷ niệm đẹp thời quân ngũ
Hiểu được mục đích, ý nghĩa khi tình nguyện nhập ngũ, ngay từ khi đặt bút viết đơn, các cô gái tề tựu về đây đã xác định rõ, đây là môi trường rất kỷ luật và nghiêm khắc.
Nghiêm túc tập luyện |
Trong 99 cô gái nhập ngũ năm nay, người trẻ nhất 19 tuổi |
Đại úy Hằng cho hay, dù chỉ 3 tháng huấn luyện và sau đó sẽ tỏa đi khắp các đơn vị trên cả nước, nhưng ở đây, các em vẫn phải ổn định cuộc sống, nền nếp sinh hoạt theo giờ giấc kỷ luật đòi hỏi nhiều thử thách, nhất là đối với nữ tân binh.
Trong hơn 3 trang giấy, Dương Mỹ Linh có đoạn bày tỏ: “Tâm hồn con gái vốn dĩ nhạy cảm, nhưng chúng tôi biết bản thân đã quyết định trở thành 1 nữ chiến sĩ thì tư tưởng phải vững vàng, mạnh mẽ.
Ảnh: Tùng Anh |
Môi trường quân đội có thể nghiêm khắc, chế độ sinh hoạt tập luyện có thể khắt khe nhưng sự đoàn kết của tập thể và tình cảm mỗi người dành cho nhau chính là động lực lớn nhất để quên đi nỗi nhớ nhà và vượt qua mọi thử thách”.
Dòng viết đầy tâm trạng của Trương Thùy Trang về cảm nhận tình cảm người chị, người em cùng phòng với đong đầy sẻ chia.
Vui vẻ khi hoàn thành việc gấp nội vụ (chăn, màn) đúng chuẩn vuông vức |
“Ngày đầu xa nhà vẫn còn mới mẻ, lời làm quen hãy còn ngại ngùng, lâu dần, sự ngại ngùng trở thành chia sẻ, cảm thông. Chia sẻ nỗi buồn với người chị gái đến từ miền gió Bình Thuận lần đầu xa nhà nên khóc mãi; cảm thông cho người em chưa kịp làm quen với lối sống kỷ luật mà luôn không theo kịp.
Có chị vì tình yêu với màu xanh của người lính mà tình nguyện xa gia đình, bố mẹ ngay khi vừa kết thúc chương trình đại học, để rồi mang ba lô trên vai không chỉ là quân trang mà còn nặng những nỗi niềm với người bạn trai cùng lớp”.
Yêu màu xanh áo lính, các cô gái tình nguyện nhập ngũ |
Hay người em út nhỏ tuổi của phòng, em lựa chọn con đường của những người lính khi vừa kết thúc 12 năm đèn sách trên ghế nhà trường, độ tuổi mà gần như đều đang mở rộng về cuộc đời, tình yêu hay cả với cánh cổng giảng đường đại học. Nỗi niềm của em, của chị và cũng chính là nỗi niềm của chính tôi...”.
Theo các cô gái, 3 tháng ở đây sẽ trôi qua rất nhanh nhưng tình thương mến mỗi người dành cho nhau là niềm vui, niềm động lực cố gắng khi quyết tâm chọn con đường làm chiến sĩ.
Trăm cô gái ở trường quân sự, mê làm chiến sĩ quyết chí luyện rèn
Các nữ tân binh hăng say tập đội ngũ với sự tò mò, thích thú và cả háo hức. Ước mong trở thành chiến sĩ thôi thúc các cô gái quyết tâm rèn luyện, phấn đấu.