Điểm danh top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước Kiểm toán ngân sách giúp các địa phương sử dụng tiết kiệm,ácđịaphươngquotđầutàuquottăngtrưởngcaohơnsẽgiúpGDPcảnướcvượket qua bong da vilich hiệu quả ngân sách nhà nước GDP 6 tháng đầu năm tăng 6,42% |
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương vào ngày 6/7. Ảnh: VGP |
Đã đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm
Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương vào ngày 6/7, về một số kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm 2024 của Thủ đô Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, kinh tế của Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, các cân đối lớn được đảm bảo, hầu hết chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương một số địa phương có GRDP 6 tháng tăng mạnh: Bắc Giang tăng 14,14%; Khánh Hoà tăng 12,73%; Thanh Hoá tăng 11,49%; Hà Nam tăng 10,35%; Hải Phòng tăng 10,32%; Trà Vinh tăng 10,27%; Hải Dương tăng 10%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ở một số địa phương còn thấp; trong đó một số "đầu tàu" kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp hơn bình quân chung nên cần phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa. Về kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành rà soát theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung chỉ đạo chủ động tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về những vấn đề vượt thẩm quyền. |
Cu thể, GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6%, cao hơn cùng kỳ (5,97%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 259 nghìn tỷ đồng, đạt 63,4% dự toán, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa hơn 244 nghìn tỷ đồng, chiếm 94,2% tổng thu, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương đạt 30,4% dự toán. Xuất nhập khẩu phục hồi, tăng khá cao...
Tính đến 30/6, giải ngân kế hoạch đầu tư công của Thành phố là 19,5 nghìn tỷ đồng, đạt 24% so với kế hoạch, cao hơn số giải ngân cùng kỳ (cùng kỳ đạt 15,9 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân của Hà Nội thấp hơn cả nước (cả nước đạt 29,4%) nhưng đứng thứ 2 về khối lượng (sau Bộ Giao thông vận tải). Bên cạnh đó, đầu tư phát triển hạ tầng được quan tâm, với việc tập trung mở rộng các nút giao thông tại các quận nội đô, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, đặc biệt là dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô.
Ở đầu cầu TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho hay, 6 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực kinh tế của TPHCM tăng trưởng ổn định, cao hơn so với cùng kỳ.
Trong đó, tăng trưởng chung đạt 6,46%, tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ tăng 8,8%, xuất khẩu tăng 13,1%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,5%, thu ngân sách đạt 55,7% (tăng 18% so với cùng kỳ). Đặc biệt, TPHCM đã tổ chức đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, tập trung tìm cách tháo gỡ các dự án vướng mắc, bước đầu mang lại kết quả nhất định.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, trong 6 tháng đầu năm, TPHCM đối mặt với những hạn chế, như: Tăng trưởng quý 2/2024 thấp hơn cả nước; thu hút đầu tư FDI giảm 19,5%; giải ngân đầu tư công chỉ đạt 14,3%; tổng vốn doanh nghiệp đăng ký giảm 28,3%.
Đại diện các cơ quan, bộ, ngành tham dự phiên họp. Ảnh: VGP |
Sớm quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô
Do đó, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận định, trong quý 3 và 6 tháng cuối năm, TPHCM sẽ tập trung cao độ cho các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt từ động lực đầu tư và tiêu dùng. TPHCM đang cập nhật kịch bản tăng trưởng cuối năm và xác định các giải pháp đột phá, phấn đấu đạt tăng trưởng 7-7,5%.
Ngoài ra, TPHCM sẽ tập trung các giải pháp đột phá gắn liền với cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc khó khăn để tăng hấp thụ vốn, phấn đấu huy động tổng vốn toàn xã hội 394 nghìn tỷ đồng….
Cũng về giải pháp 6 tháng cuối năm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Thành phố sẽ tập trung nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó tập trung chỉ đạo triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 quy hoạch của Thủ đô sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Vì thế, TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ Hà Nội sớm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô. Bởi để triển khai Luật Thủ đô, dự kiến sẽ xây dựng 97 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 6 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Thành phố đang khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô theo kết luận của Bộ Chính trị và ý kiến của Quốc hội. Hà Nội phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2024. Vì thế, TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, phê duyệt 2 Quy hoạch của Thủ đô.
Cũng nêu kiến nghị lên Thủ tướng và Chính phủ, Chủ tịch UBND Phan Văn Mãi kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thiện, ban hành các nghị định và giúp các địa phương tháo gỡ các vướng mắc cụ thể. Bên cạnh đó, TPHCM mong muốn Thủ tướng sớm phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài; dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ...
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2024 Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đánh giá, các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta phục hồi tích cực hơn, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, "không bàn lùi, chỉ bàn làm", nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn đặt ra. Trên cơ sở kết quả quý 2, 6 tháng và dự báo cả năm, Bộ KH&ĐT dự báo 2 kịch bản tăng trưởng. Kịch bản 1: Tăng trưởng cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng quý 3 là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 6,7% và 7,0%). Kịch bản 2:Tăng trưởng cả năm đạt 7%, tăng trưởng quý 3 là 7,4%, quý 4 là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 0,7% và 0,6%. Bộ KH&ĐT kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao 7%. Cơ sở để thực hiện là nhờ vào xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nhà nước phục hồi nhanh hơn, đầu tư FDI duy trì được đà tăng trưởng tích cực; duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn có dấu hiệu chậm lại như Trung Quốc, Nhật Bản...; du lịch và tiêu dùng tăng trưởng nhanh hơn, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế; các chính sách, quy định pháp luật mới chuẩn bị ban hành và có hiệu lực; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương "đầu tàu" kinh tế như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Binh Dương... bởi nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn, sẽ giúp tăng trưởng cả nước vượt 6,5%. |