TheôngThươngThừaThiênHuếBướctăngtrưởngđángghinhậlịch thi đấu v-league 2023 2024o đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 13,45% so với cùng kỳ, ngành sản suất điện đóng vai trò chủ lực, một số mặt hàng như xi măng, dệt may, vật liệu xây dựng… đạt mức tăng trưởng khá. Liên quan đến vấn đề này và các nhiệm vụ, giải pháp cho 6 tháng còn lại năm 2017, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế để biết thông tin rõ hơn. Thưa ông, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường diễn biến phức tạp, tuy nhiên trong 6 tháng năm 2017 ngành công thương Thừa Thiên Huế đã có những bước tăng trưởng đáng ghi nhận. Vậy đâu là yếu tố để đạt được thành công đó?
Ngay từ đầu năm, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch, mục tiêu tăng trưởng ngành công thương từ 10-15%. Thừa Thiên Huế xác định các mặt hàng chủ lực, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh như bia, dệt may, xi măng…Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, có trình độ tự động hoá cao, sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, đồng đều, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu như sợi, may mặc… Thị trường mở rộng, ổn định, các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế phát huy có hiệu quả công suất thiết bị đã đầu tư và từng bước mở rộng sản xuất. Có thể nói, sản phẩm dệt, may của Thừa Thiên Huế không ảnh hưởng nhiều sau việc Mỹ rút khỏi TPP, đầu ra tăng cả về số lượng và chất lượng. Một số mặt hàng tăng ngoài dự kiến như sản xuất điện năng từ các nhà máy thuỷ điện, do điều kiện tự nhiên thuân lợi, nguồn nước đảm bảo. Nhà máy thuỷ điện A Lưới tăng 222%, Công ty CP Thuỷ điện miền Trung tăng 247%... Mặt hàng bia Huda cũng có tăng trưởng ổn định sau khi chuyển giao 100% về với hãng Carlsberg. Mặt khác, các dự án thu hút đầu tư trước đó sau thời gian triển khai, hoạt động, góp phần tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Thừa Thiên Huế. Ngành công thương Thừa Thiên Huế đã tích cực kết nối cung cầu, từ đó sản phẩm đặc sản của Huế được tiêu thu mạnh. Năm 2017 tỉnh Thừa Thiên Huế ra chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 800 triệu USD, tới thời điểm này đã đạt trên 400 triệu USD. Bên cạnh đó, sở đã phát huy hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, tích cực bám sát hoạt động sản xuất, cải cách hành chính, kịp thời tham mưu hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Xin ông cho biết những giải pháp, kế hoạch của ngành công thương cho 6 tháng cuối năm 2017? Chúng tôi xác định, để ngành công thương Thừa Thiên Huế phát triển bền vũng cũng gặp không ít khó khăn, sản phẩm bia bị cạnh tranh mạnh, mặt hàng dệt may giá trị không cao. Vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung cho việc củng cố hạ tầng công nghiệp, công nghiệp dệt may tại Phong Điền. Đẩy nhanh xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp nông thôn vào cụm công nghiệp. Phát triển một số ngành năng lượng, năng lượng tái tạo, đa dạng sản phẩm công nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nông thôn, nâng cao chất lượng đầu ra sản phẩm… Để đạt mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất công nghiệp - thương mại của Thừa Thiên Huế năm 2017, ngành tập trung vào các nhóm giải pháp: Triển khai, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; huy động, sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng công nghiệp, thương mại; phát triển thị trường nội địa, mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu; Đảm bảo cân đối cung càu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn, tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả góp phần kiềm chế lạm phát; Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tiêu cực gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.
Năm 2017 được Thừa Thiên Huế xem là Năm doanh nghiệp, vậy ngành công thương đã và đang có những biện pháp gì nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình đầu tư kinh doanh? Năm 2017 là năm thứ 2 của giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 -2020. Với chủ đề "Năm doanh nghiệp, kỷ cương, kỷ luật hành chính”, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã kịp thời tham mưu, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp. Chúng tôi tổ chức giao ban hàng quý với các địa phương nắm bắt khó khăn trong quản lý, sản xuất của địa phương và doanh nghiệp; Tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong và ngoài nước nhằm giao lưu mở rộng thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm của địa phương. Tổ chức “Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi” thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2017 tại huyện A Lưới, xã Bình Điền (thị xã Hương Trà); triển khai các hoạt động phát triển thị trường sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ Thừa Thiên Huế, hỗ trợ trong thiết kế mẫu mã, bao bì, xây dựng hệ thống bán lẻ mới, xã hội hoá các nguồn để chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn. Mới đây nhất Sở Công Thương triển khai gắn “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế và sau đó là “Con dấu nhận diện sản phẩm đặc sản Huế”. Bên cạnh đó, Chúng tôi triển khai tập trung Đề án Dệt may xứng tầm khu vực, đề án phát triển công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế. Xin cảm ơn ông!
|