您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch thi dau bóng đá hôm nay】Rộn ràng múa lân 正文

【lịch thi dau bóng đá hôm nay】Rộn ràng múa lân

时间:2025-01-10 20:53:31 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Múa lân, một nét văn hóa cổ truyền của d&aci lịch thi dau bóng đá hôm nay

Múa lân,ng mlịch thi dau bóng đá hôm nay một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc thường được tổ chức vào dịp lễ, hội, Tết Trung thu, khánh thành, khai trương... Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, ngoài những đội lân được tổ chức quy mô mang tính chuyên nghiệp thì múa lân dường như đã bị mai một, chỉ còn rất ít nơi duy trì được những đội lân hoạt động vào dịp Trung thu…

Những ngày rằm tháng Tám này, chúng tôi có dịp về thị trấn Phú Lâm, Tân Phú (Đồng Nai). Đi trên các trục đường lớn, nhỏ quanh thị trấn đều nghe rộn rã tiếng trống, chiêng, tiếng reo hò từ những đội lân. Đoàn người cổ vũ cho các tiết mục múa lân mỗi lúc một đông hơn, chứng tỏ bà con nơi đây vẫn còn mê lân lắm!

Theo chân một đội lân, chúng tôi được hòa mình trong không khí vui nhộn, náo nhiệt của những ngày Tết Trung thu. Mỗi đội lân ở Phú Lâm, ngoài những nhân vật thường thấy như chú hề, ông địa còn có cả Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới. Với đủ loại màu sắc: Đỏ, vàng, xanh-đen… làm cho những chú lân trở nên cuốn hút.

Múa lân vẫn đông đúc người xem.

Ông Đỗ Văn Quang, người có thâm niên nhiều năm chỉ đạo múa lân ở Phú Lâm, cho biết: “Ngày xưa, các đội múa lân phân biệt dựa trên màu sắc cặp lông mày của con lân và bộ râu của nó. Thông thường được chia thành 3 đẳng cấp: Râu trắng có thâm niên hoạt động trên 25 năm, râu đỏ trên 10 năm và râu đen trên 5 năm. Tùy thuộc vào đẳng cấp của mình mà các đội làm màu lân theo màu tương xứng. Ngày nay, những chi tiết đó không còn giữ được mà chỉ thiên về màu lông trên thân con lân cốt sao cho đẹp và bắt mắt. Ngay cả những động tác kỹ thuật múa lân cũng đã được pha trộn giữa võ thuật, uốn dẻo và cả một chút khiêu vũ hiện đại”.

Múa lân ở Phú Lâm được chia theo độ tuổi: Có đội của thanh niên, có đội của thiếu niên và cả đội của nhi đồng. Mỗi đội có từ 10 đến 14 thành viên, trong đó có ít nhất 4 thành viên thay nhau đảm trách múa lân. Những thành viên này được lựa chọn, luyện tập tỉ mỉ các động tác kỹ thuật thuần thục, có nghề. Anh Lê Hải Sơn, đội trưởng đội lân ấp Phương Xuân, chia sẻ: “Chúng tôi thành lập đội trước khoảng 1 tháng, tổ chức luyện tập vào buổi tối tại sân nhà thờ, trường học. Để cạnh tranh với đội bạn nhất thiết phải có động tác múa mới, đẹp, hấp dẫn. Muốn vậy, người múa phải biết võ, chí ít cũng phải biết đứng tấn để bộ pháp chững chạc, chắc chắn, linh hoạt; đồng thời, phải biết kết hợp với kỹ thuật uốn dẻo mới bảo đảm tính sáng tạo trong múa lân. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự hòa hợp giữa tâm, tài, đức của lân sư thì mới thể hiện được cái hồn của lân”.

Lân vươn cao nhận thưởng

Trước Tết Trung thu khoảng 1 tuần, các đội lân bắt đầu đi biểu diễn ở những nơi công cộng và những hộ gia đình trong thị trấn. Để tránh trình trạng lộn xộn, thành viên các đội lân đã được lãnh đạo thị trấn quán triệt nghiêm túc quy định của địa phương, thống nhất nội quy của đội, cam kết bảo đảm an ninh trật tự. Bởi vậy, dù đoàn người cổ vũ khá đông nhưng rất có nền nếp. Hiện Phú Lâm có 6 đội lân do nhà thờ, đoàn thanh niên tổ chức. Trong các tối biểu diễn phục vụ nhân dân, tùy lòng hảo tâm và điều kiện kinh tế, chủ nhà sẽ thưởng cho đội từ 50 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng. Số tiền đó mỗi đội lân có cách sử dụng khác nhau. Ngoài chi trả mua sắm vật chất, trang phục, đội thì làm từ thiện thông qua hội chữ thập đỏ, đội thì mua quần áo, sách vở tặng học sinh nghèo hoặc ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa… Như vậy, những đội lân ở Phú Lâm không chỉ mang niềm vui đến cho mọi người và góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống mà còn có những việc làm thiết thực đầy ý nghĩa được chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận.

Trung thu này về Phú Lâm, chúng tôi thêm hiểu và thêm yêu nét văn hóa múa lân truyền thống. Không chỉ với trẻ nhỏ mà với tất cả mọi người ai cũng vui tươi, phấn khởi. Có được niềm vui ấy một phần không nhỏ từ chính hoạt động bổ ích của những đội lân!

(Theo QĐND)