游客发表

【đội hình ac milan gặp inter milan】Các chuyên gia lên tiếng về ý kiến phản đối quanh đề thi trắc nghiệm

发帖时间:2025-01-10 07:51:28

Bộ GD-ĐT đang xây dựng,ácchuyêngialêntiếngvềýkiếnphảnđốiquanhđềthitrắcnghiệđội hình ac milan gặp inter milan lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo tóm tắt đề án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2017  với một số nội dung điều chỉnh về tổ chức cụm thi, bài thi, hình thức thi, đề thi, nội dung thi, thời gian làm bài thi và lịch thi…

Đáng chú ý nhất là sự điều chỉnh theo phương án 5 bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Việc ra đề thi tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội được thực hiện theo hướng thí sinh làm hết các câu hỏi của môn A rồi mới đến các câu hỏi của môn B, chứ không phải làm tích hợp giữa các câu hỏi ở các môn bị xáo trộn trong một đề thi.

Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính. Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận. Mỗi thí sinh trong phòng sẽ có mã đề thi khác nhau để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan.

Dự thảo phương án thi năm 2017 vừa được đưa ra đang khiến dư luận có nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt, việc điều chỉnh bài thi, hình thức thi, đề thi nhiều môn theo hình thức trắc nghiệm đang khiến dư luận xã hội băn khoăn.

Để rộng đường dư luận và giúp thí sinh hiểu hơn về việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã lên tiếng về việc ra đề thi các môn theo hình thức này.

Các chuyên gia giáo dục lên tiếng về những ý kiến xung quanh đề thi trắc nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

Ra đề thi trắc nghiệm sẽ khắc phục “học tủ, học lệch”

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH của Hiệp hội các ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, từ năm 2014 trở về trước, nước ta có 2 kỳ thi là tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Nếu như trước kia, kỳ thi tốt nghiệp THPT, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao (gần 100%). Nhiều người cho rằng, nên bỏ kỳ thi này vì không đánh giá thực chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, qua thực tế, chúng ta không thể bỏ được kỳ thi này bởi vì như thế là phó mặc việc học hành của thí sinh trong suốt 12 năm.

Tuy nhiên, theo điều 34 của Luật Giáo dục ĐH ban hành vào năm 2012 nhấn mạnh đến việc giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ.  Cho nên từ 2015 đến nay, chỉ còn 1 kỳ thi là kỳ thi THPT Quốc gia.

Quan điểm của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam hoàn toàn phản đối việc trong hai năm 2015 và 2016, Bộ GD-ĐT cho thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia theo 3 môn học bắt buộc là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn. Điều này đã dẫn tới xu hướng học sinhh “học tủ, học lệch”. Không chỉ khiến học sinh lớp 12 mới “học lệch, học tủ” mà học sinh khi bước vào lớp 10 cũng như vậy. Sai lầm này cần phải điều chỉnh, sửa chữa ngay.

Vì vậy, Hiệp hội ĐH, CĐ Việt Nam đã gửi 2 công văn hồi tháng 3 và tháng 7/2016, góp ý cho Dự thảo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Nếu là kỳ thi THPT Quốc gia là phải đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh, chứ không thể đánh giá thí sinh qua một vài môn học. Tuy nhiên, nếu tất cả bài thi đều là tự luận thì kỳ thi sẽ rất nặng nề nên Hiệp hội đã đề xuất với Bộ GD-ĐT là chuyển một phần nào đó các bài thi sang hình thức trắc nghiệm.

 “Việc đánh giá thí sinh theo hình thức thi trắc nghiệm hay tự luận đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vấn đề là môn học nào nên được ra đề theo hình thức trắc nghiệm khách quan một cách hợp lý. Tỷ lệ các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận trong đề thi là bao nhiêu phần trăm thì hợp lý”- Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Sẽ không còn chuyện thi hộ, mang “phao” vào phòng thi

Theo như Dự thảo tóm tắt đề án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2017, tất cả các môn học đều thi trắc nghiệm, trừ môn Ngữ văn.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam khẳng định: Nếu như đề thi tự luận có thể chỉ gồm 2-3 câu hỏi thì việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm gồm hàng chục câu hỏi với kiến thức phổ rộng hơn như: Ngoại ngữ có 40 câu trắc nghiệm, Toán có 50 câu, các môn Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có 60 câu.

Việc đưa ra nhiều câu hỏi như vậy sẽ đo được trình độ, lượng kiến thức, kỹ năng của thí sinh hơn. Các câu hỏi đều kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh nên các em nắm chắc kiến kiến thức có thể đỗ tốt nghiệp THPT, còn thí sinh nào có năng lực học tập tốt hơn thì sẽ trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Phương án 5 bài thi là kiểm tra kiến thức toàn diện của học sinh như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện.

Trong những năm trước, một kỳ thi chỉ có 1 đề thi đã xảy ra hiện tượng thí sinh tuồn đề thi ra bên ngoài để nhờ người làm hộ, giải hộ rồi tìm cách truyền bài giải vào trong phòng thi. Đây là hiện tượng tiêu cực, gian lận thi cử.

Với việc ra đề thi tự luận có ưu điểm là phát huy tính sáng tạo, diễn đạt, lập luận của thí sinh về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy đề thi theo hình thức tự luận có những hạn chế khiến vẫn còn xảy ra tình trạng bán phao thi. Khi đến mùa thi thì các sân trường tràn ngập phao thi, thí sinh mang tài liệu vào phòng thi để quay cóp.

Ngoài ra, thi cử theo hình thức tự luận còn diễn ra tình trạng học sinh chỉ học thuộc lòng, “học tủ, học vẹt” và đến kỳ thi thì mang tài liệu vào phòng thi để chép bài chứ không hề có tư duy logic để làm bài.

Khắc phục những hạn chế trên, Dự thảo phương án thi năm 2017 cho phép thí sinh làm bài trắc nghiệm với mỗi đề thi khác nhau nên các em không thể chuyển bài thi ra bên ngoài phòng thi để nhờ giải hộ.

Ưu điểm của việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm là khi chấm điểm sẽ thực hiện bằng máy là ra kết quả chính xác, khách quan. Điều này sẽ khắc phục được bất cập khi giáo viên A, B, C chấm bài lệch nhau trong những tâm trạng khác nhau nên kết quả có thể vênh từ 0,25 đến 0,5 điểm.

Việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm không hề ảnh hưởng đến chương trình giảng dạy THPT mà có thể đo được tư duy, logic, lập luận, phân tích của thí sinh để chọn ra phương án đúng nên việc ra đề thi trắc nghiệm khó hơn rất nhiều so với ra để theo hình thức tự  luận.

Theo bà Phương Nga, thời gian công bố thi theo hình thức 5 bài thi của Bộ GD-ĐT ngay từ đầu năm học 2016-2017 là hợp lý. Lượng kiến thức kiểm tra đều nằm trong chương trình lớp 12 THPT nên học sinh đều có thời gian, tâm lý để chuẩn bị ôn tập tốt. Còn nếu Bộ GD-ĐT cứ để 3 năm nữa mới thi theo hình thức mới thì vẫn còn xảy ra tình trạng “học tủ, học lệch”. Điều này là rất bất cập và ảnh hưởng lớn đến học sinh.

Việc ra đề thi theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm đều có những ưu điểm và hạn chế. Vấn đề là việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan là người ra đề thi phải có trình độ cao và được tập luyện cũng như chúng ta phải có đủ ngân hàng đề thi tốt, hay.

Cấu trúc của đề thi cũng cần được quan tâm là ra bao nhiêu câu hỏi dễ, trung bình và khó. Dự kiến là cuối tháng 9, đầu tháng 10/2016, Bộ GD-ĐT sẽ ra đề thi minh họa các môn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 thì Bộ cũng nên ra luôn cấu trúc các câu hỏi trong một bài thi để thí sinh biết.

Theo VOV

    热门排行

    友情链接