【ti so truc tuyen 7m】Dệt may không dễ “nuốt” ưu đãi hội nhập

  发布时间:2025-01-13 15:44:52   作者:玩站小弟   我要评论
Nguồn cung nguyên liệu đang là vấn đề mà nhiều DN Việt Nam lo lắng. Ảnh: TRẦN VIỆT. Một tháng không ti so truc tuyen 7m。

det may khong de nuot uu dai hoi nhap

Nguồn cung nguyên liệu đang là vấn đề mà nhiều DN Việt Nam lo lắng. Ảnh: TRẦN VIỆT.

Một tháng không xin được C/O

Mấy ngày gần đây,nuốtti so truc tuyen 7m Công ty TNHH Dệt may T&N đã xuất được 200 thùng tất sang Pháp. Mới nghe tưởng như đây là câu chuyện vui mà vị lãnh đạo DN chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan nhưng hóa ra đây lại là nỗi buồn không biết “tỏ cùng ai” của DN. Ông Trần Đức Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Dệt may T&N chia sẻ, 200 thùng tất này là công sức mà DN vất vả làm trong 6 tháng và cũng là đơn hàng mà DN này nỗ lực kéo về từ tay Trung Quốc bởi đáp ứng được yêu cầu cũng như uy tín với đối tác NK. Từ khi bắt tay vào làm, DN này đã nhờ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tư vấn về vấn đề có thể xin C/O để hưởng ưu đãi hay không. Câu trả lời mà DN này nhận được là “có” nên DN đã bắt tay vào làm. “Khi hàng xuất đi, muốn hưởng ưu đãi chúng tôi phải có C/O from A. Tuy nhiên, loay hoay trong cả tháng trời chúng tôi vẫn chưa xin được C/O này”, ông Toàn cho hay.

Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu DN mua từ 2 nhà cung cấp khác nhau và đối tác cung ứng sợi mộc cho một trong 2 nhà cung cấp này đã không hợp tác, từ chối cung cấp thông tin. Chính vì vậy, Công ty TNHH Dệt may T&N không thể xin được C/O from A. “Nếu không xin được C/O hàng hóa của chúng tôi sẽ bị ách lại. Do vậy, phía đối tác đã linh động đồng ý cho chúng tôi chuyển sang C/O from B”, ông Toàn chia sẻ. Theo ông Toàn, nguyên nhân sâu xa của khó khăn xin C/O bắt nguồn từ việc nguồn cung của chúng ta rời rạc, sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau của DN còn kém.

Dù hàng hóa được giải phóng nhưng thiệt hại mà DN này gánh chịu còn lớn hơn, đó là uy tín bị giảm sút dẫn tới nguy cơ mất khách hàng. Điều đáng nói, DN này đã có kinh nghiệm làm hàng XNK nhưng vẫn rất lúng túng, khó chứng minh được nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan.

Ưu đãi nhưng không dễ

Có thể thấy, khó khăn mà ông Toàn nêu ra không chỉ đúng cho 1 DN, 1 thị trường mà còn đúng với nhiều DN và đây cũng là yêu cầu thực tiễn mà nhiều FTA, trong đó có TPP đặt ra.

Theo nội dung mới nhất về TPP được Bộ Công Thương cập nhật, một thông tin đáng chú ý là trong 5 năm đầu tiên khi thực hiện Việt Nam có thể sử dụng một số loại vải ngoài TPP mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan. Trong TPP cũng có 1 chương riêng về quy tắc xuất xứ, trong đó thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định hàng hóa “có xuất xứ” và được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP, đồng thời, quy định về “cộng gộp”, cho phép sử dụng nguyên liệu của một trong những thành viên của TPP. Theo đó, các nhà xuất khẩu chỉ cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, với thực tế về nguồn nguyên liệu mà ông Toàn nêu ra thì việc hưởng lợi từ TPP sẽ không khả thi. “Với TPP cũng vậy thôi! Nếu không mua được nguồn nguyên liệu trong TPP thì chả có ý nghĩa gì”, ông Toàn khẳng định.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3 cho biết, khi TPP được ký kết ngành dệt may sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với khi chưa có hiệp định như: Nguyên phụ liệu sản xuất trong nước có thể hưởng ưu đãi, thúc đẩy thu hút FDI vào ngành nguyên phụ liệu, đặc biệt giảm thuế NK về 0%... nhưng không dễ “nuốt”. Ông Hồng nhận định: “Thuế giảm từ 17% xuống 0% nghe chừng có vẻ sung sướng nhưng khó “nuốt” bởi nguyên phụ liệu đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ chiếm tỷ lệ rất thấp. Nếu hiệp định sau 2 năm nữa có hiệu lực thì Việt Nam trước mắt chỉ hưởng lợi 20-25%”.

Phân tích thêm về “thời hạn 5 năm”, ông Hồng cho hay, thời hạn này chỉ áp dụng cho một số loại vải và nguyên phụ liệu. Thế nhưng, một số loại vải, nguyên phụ liệu này là loại nào thì vẫn chưa tìm ra được trong TPP. Do vậy, khả năng hưởng lợi từ “cơ chế” này chưa khả quan.

Tập trung cho DN tư nhân

Cho đến thời điểm này, nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may của Việt Nam vẫn chủ yếu NK từ Trung Quốc, khối lượng này chiếm tới hơn nửa tổng lượng NK của cả nước. Bài toán đặt ra là làm thế nào để DN Việt Nam có thể hưởng những ưu đãi mà TPP cũng như các FTA mang lại? Bởi lẽ, nếu không có sự “chăm chút” thì phần lợi sẽ rơi vào túi của DN FDI. Hiện, các DN Hàn Quốc, Trung Quốc đang nỗ lực đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế này. “Rõ ràng FDI đầu tư vào Việt Nam là do thấy có lợi, nhưng khả năng của DN trong nước có hạn và hạn chế ấy thuộc về vốn, công nghệ. Do vậy, trước mắt, chúng ta vẫn phải chấp nhận chia sẻ lợi ích ấy thay vì không có gì”, ông Hồng nói.

Bổ sung thêm thông tin, ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng thị trường Công ty CP May Đáp Cầu cho rằng, trong 5 năm tới, dệt nhuộm của chúng ta chắc chắn chưa thể phát triển nhanh được. Với xu hướng đầu tư như hiện nay, lợi nhuận vẫn sẽ “chảy” vào túi DN Trung Quốc, Hàn Quốc còn Việt Nam chưa có nhà máy nào. Do vậy, muốn DN trong nước được hưởng lợi từ TPP, ngoài nỗ lực của DN Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ.

Một đề xuất được nhiều DN nêu ra là cần tập trung đầu tư cho DN tư nhân. Ông Toàn dẫn chứng, hiện nay, toàn ngành dệt may đều tập trung vốn và dựa vào Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên, nếu trông chờ vào Vinatex để được hưởng lợi từ TPP thì còn “mệt” bởi Tập đoàn thiếu sự nhạy bén. Sự đầu tư cũng như cách quản lý dẫn tới thua lỗ của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ là một ví dụ. “Chuyển vốn Vinatex sang DN vừa và nhỏ, vào Hiệp hội mới là “đất” để có thể phát triển được, càng dồn vốn vào Vinatex càng không hiệu quả. Chỉ cần 40% nguồn vốn ấy dồn vào cho hiệp hội, DN thì sẽ hiệu quả gấp 2 lần so với việc để cho Vinatex đầu tư”, ông Toàn nói.

相关文章

最新评论