Học viên cai nghiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh học làm hương Chưa có nơi để tiếp nhận đối tượng nữ Cuối năm ngoái,ơsởcainghiệnchậthẹpkhôngbácsĩban xep hang cup c1 chúng tôi có dịp đến công tác tại cơ sở cai nghiện ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Lúc ấy, trung tâm có 11 học viên cai nghiện, hầu hết các đối tượng đều đã cắt cơn, ổn định và tham gia lao động trị liệu, học nghề. N.M, một học viên cai nghiện tự nguyện đến từ Phú Lộc chia sẻ: “Trong điều kiện có thể, trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên cai nghiện. Tuy nhiên, chúng tôi cần không gian rộng rãi hơn, được tham gia nhiều hoạt động thể thao, giải trí để cai nghiện tốt hơn”. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hiện đã thực hiện nhiệm vụ trung tâm đa chức năng, vừa cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, vừa tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định. Trung tâm hiện đang quản lý 9 học viên, vì cơ sở vật chất chật hẹp nên các đối tượng cai nghiện tự nguyện, bắt buộc và không nơi cư trú đều ở chung với nhau. Ông Ngô Duy Bình, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cho hay: “Theo quy định, các đối tượng cai nghiện đều có nơi ở riêng nhưng trong điều kiện cơ sở vật chất quá chật chội hiện nay, trung tâm chưa thể tách riêng. Một số đối tượng nghiện là nữ đến đăng ký nhưng vì không có khu riêng nên trung tâm không thể tiếp nhận. Diện tích chật hẹp, không có khu vực lao động sản xuất, cũng không có không gian tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao, lao động trị liệu nên hiệu quả cai nghiện chưa cao”. Điều bất cập nữa là hơn 30 năm qua, Trung tâm Bảo trợ xã hội không có bác sĩ. Thế nên, việc đảm bảo điều trị cắt cơn nghiện và xây dựng phác đồ điều trị cho người nghiện gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ y tế và lực lượng bảo vệ làm công tác cai nghiện ở trung tâm còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản. Cần sớm được đầu tư Nhằm đảm bảo thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã hoàn thiện tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, trình HĐND tỉnh ban hành tại kỳ họp thứ 8. Theo đó, ngoài chế độ hỗ trợ từ ngân sách địa phương (70% định mức tiền ăn hàng tháng và tiền ăn thêm ngày lễ, Tết, khi bị ốm, các chi phí sinh hoạt cá nhân, như: chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt), các khoản đóng góp và mức đóng góp của người cai nghiện ma túy tự nguyện như sau: đóng góp 30% định mức tiền ăn hàng tháng, tiền ăn thêm ngày lễ, Tết, khi bị ốm; 30% các chi phí sinh hoạt cá nhân. Ngoài ra còn có chi phí xét nghiệm, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, học văn hóa, học nghề, điện nước sinh hoạt, xây dựng cơ sở vật chất… Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở LĐTBXH cho biết: “Trên địa bàn tỉnh chưa có quy định riêng về mức đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện, do đó, việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết trên là rất cần thiết, nhằm triển khai kịp thời các quy định của Thông tư 124/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính; đảm bảo kinh phí phục vụ cho công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này. Các quy định của Nghị quyết được xây dựng bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; mức đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện đúng quy định tại Thông tư 124/2018/TT-BTC và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương”. Cơ sở cai nghiện ma túy cũng cần được cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công tác cai nghiện bắt buộc và tự nguyện. Ngoài chuyển đổi cơ sở hiện nay thành khu cai nghiện tự nguyện; đầu tư sửa chữa, xây dựng mới hệ thống phòng ốc ở khu cai nghiện bắt buộc hiện có, cần đầu tư xây dựng thêm các hạng mục khu lao động trị liệu, lao động sản xuất; khu đào tạo nghề, dạy văn hóa; khu vui chơi thể dục thể thao và các phòng chức năng... bảo đảm về cơ sở vật chất, chế độ điều trị, lao động trị liệu, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy. Hiện nay, UBND tỉnh đã có chủ trương đồng ý mở rộng diện tích trung tâm. Việc sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên của cơ sở cai nghiện cũng cần được tính đến. Đặc biệt là việc tăng cường đào tạo, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng làm công tác bảo vệ; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xác định tình trạng nghiện; cắt cơn, giải độc, xây dựng phác đồ điều trị nghiện ông Bình đề xuất: “Đề nghị Sở Y tế quan tâm cùng với Sở LĐTBXH sớm thống nhất cơ chế biệt phái bác sĩ lên trung tâm làm việc để thực hiện hiệu quả công tác cắt cơn, điều trị cho đối tượng học viên nghiện”. Bài, ảnh: Minh Hiền |