【kết quả trận đấu bóng đá】Cần chính sách gì để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 05:26:25 评论数:
Tiếp tục phát huy nội lực của nền kinh tế trong năm 2021
Kinh tế thế giới trong năm 2021?ầnchínhsáchgìđểhỗtrợtăngtrưởngkinhtếViệtNamnăkết quả trận đấu bóng đá
Các chuyên gia thảo luận tại diễn đàn
Các chuyên gia thảo luận tại diễn đàn

Diễn đàn do Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức.

TS Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhấn mạnh, năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội trong nước và đối ngoại giai đoạn 2016-2020 và đặc biệt là năm 2020 trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu, đã mang lại nhiều ý nghĩa chiến lược và thực tiễn đối với các mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 và các năm tiếp theo.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, năm 2021 sẽ là năm đầu tiên của chu kỳ kinh tế tăng trưởng của Việt Nam, dựa trên 6 yếu tố: cải cách thể chế; nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; nâng cao hiệu suất lao động; khai thác thế mạnh của các hiệp định thương mại và công nghệ số.

Trong khi đó, nhìn lại năm 2020, ông Nguyễn Xuân Thành, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chỉ ra rằng, mặc dù Việt Nam duy trì được nền ổn định vĩ mô trong năm 2020, nhưng đầu tư của doanh nghiệp (tư nhân và FDI) đều suy giảm; sức mua trên thị trường giảm.

Trong năm 2021, bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất trắc từ Covid-19 và các mối căng thẳng thương mại quốc tế song phương. Do đó, theo ông Thành, động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ đến từ phục hồi sức mua thị trường nội địa, đầu tư tư nhân và xuất khẩu sang EU và ASEAN. Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ động đàm phán với các đối tác thương mại lớn cần phải là ưu tiên chính sách trong năm nay để hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh chúng ta vẫn phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động đi lại quốc tế.

Đại diện cho NHNN – cơ quan chủ lực trong cung ứng vốn cho nền kinh tế, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN chia sẻ, trên cơ sở những kết quả tích cực của điều hành chính sách tiền tệ năm 2020, trong năm 2021 NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác, tăng cường hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát nhằm duy trì ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN sẽ thúc đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho hoạt động Fintech nhằm tận dụng tốt cơ hội để phát triển kinh tế số tại Việt Nam nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng.

Ở một góc nhìn khác, ông Đặng Hoàng Hải Anh, Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Mỹ đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc không ngừng thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên ông Hải Anh kỳ vọng quá trình này cần được cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt với các cấp chính quyền thực thi, những rào cản phát sinh, cản trở đến doanh nghiệp cần phải được gỡ bỏ nhanh chóng. Thực hiện tốt những yếu tố này sẽ tạo nên sức sống mới cho nền kinh tế.

最近更新