Diễn biến tích cực của thị trường châu Á chỉ hỗ trợ vận động của chỉ số trong khoảng thời gian đầu phiên giao dịch cuối tuần. Áp lực bán gia tăng khiến VN-Index rơi về vùng điều chỉnh và duy trì trạng thái này cho đến lúc đóng cửa. Chỉ số VN-Index giảm 0,áisinhKhảnăngchỉsốVNsẽphụchồităngđiểtỷ lệ cá cược bóng đá anh28% về 974,1 điểm, trong khi VN30-Index đạt 885,95 điểm, không thay đổi nhiều so với tham chiếu.
Vận động giằng co là xu thế chủ đạo trên sàn Hà Nội. HNX-Index chốt phiên tại mức 100,92 điểm trong khi HNX30-Index tăng nhẹ 0,18% lên 184,32 điểm.
Các lĩnh vực vốn hóa lớn bao gồm tài chính, bất động sản, dầu khí, F&B đều chứng kiến sự phân hóa của các cổ phiếu thành phần. Sắc xanh chiếm ưu thế tại nhóm cảng biển. Xu hướng tương tự cũng diễn ra đối với các cổ phiếu đầu ngành thủy sản. SZL trở thành điểm sáng của nhóm khu công nghiệp khi cổ phiếu tăng 3,6%, còn lại đều giảm và duy trì ở mức tham chiếu.
Thanh khoản trên HOSE tăng thêm 21,4% lên ngưỡng 3,8 nghìn tỷ đồng nhờ giá trị giao dịch thỏa luận tăng gấp đôi. Điểm nhấn của thị trường phiên cuối tuần đến từ giao dịch khối ngoại. Khối này đã quay lại mua ròng 304 tỷ đồng trên HOSE, sau 3 phiên bán ròng liên tiếp.
Trên thị trường phái sinh, diễn biến giá của các hợp đồng tương lai có phần tích cực hơn. Theo đó, duy nhất có hợp đồng F2003 giảm điểm tương tự chỉ số cơ sở, trong khi các HĐ còn lại đều tăng từ 0,6 điểm đến 3,0 điểm. Độ lệch của các hợp đồng so với chỉ số VN30 hiện ở mức thấp, từ -0,95 điểm đến 0,65 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh giảm khi khối lượng giao dịch giảm 10,7% về ngưỡng 42,85 nghìn HĐ, tương ứng với 3.816 tỷ đồng giá trị giao dịch. Khối lượng mở vẫn tiếp tục giảm dù mức giảm không nhiều, đạt 19.041 HĐ.
Chỉ số VN30 lập lại kịch bản tăng lên sát kháng cự ngày và giảm trở lại cuối phiên với đóng cửa ở mức 885,95 điểm, giảm nhẹ 0,15 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức hơn 40,5 triệu đơn vị, giảm nhẹ so với phiên trước đó hơn 1,5 triệu đơn vị, đồng thời vẫn giảm mạnh so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên gần 8 triệu đơn vị.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho biết, trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày giảm không đáng kể và co hẹp đà giảm xuống mức gần như đi ngang với trạng thái lưỡng lự về xu hướng. Chỉ báo sức mạnh (RSI) giảm về sát mốc 49 điểm, trong khi đó chỉ số dòng tiền (MFI) tiếp tục giảm. Ở đồ thị tuần chỉ số VN30 có tuần thứ 2 giảm điểm liên tiếp sau 2 tuần tăng điểm mạnh từ giữa tháng 8.
SSI Retail Research dự báo, khả năng chỉ số VN30 sẽ phục hồi tăng điểm trở lại ở tuần giao dịch này sau 4 phiên giảm liên tiếp. Mức đảo chiều phiên ngắn hạn cho chỉ số VN30 hạ xuống mức 885 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo./.
D.T