您的当前位置:首页 > World Cup > 【ket qua duc 2】Điều kiện kinh doanh vận tải: Doanh nghiệp đề nghị bỏ hàng loạt rào cản 正文

【ket qua duc 2】Điều kiện kinh doanh vận tải: Doanh nghiệp đề nghị bỏ hàng loạt rào cản

时间:2025-01-11 20:42:34 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Nhiều doanh nghiệp vận tải đề xuất bỏ quy định phải trang bị cho lái xe thẻ nhận dạng lái xe. Ảnh: S ket qua duc 2

dieu kien kinh doanh van tai doanh nghiep de nghi bo hang loat rao can

Nhiều doanh nghiệp vận tải đề xuất bỏ quy định phải trang bị cho lái xe thẻ nhận dạng lái xe. Ảnh: ST.

Nhiều quy định không còn phù hợp

Đánh giá về dự thảo Nghị định 86 vừa được trình Chính phủ,ĐiềukiệnkinhdoanhvậntảiDoanhnghiệpđềnghịbỏhàngloạtràocảket qua duc 2 ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho rằng, quy định tại khoản 7, 8 Điều 9 về đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe phải cấp và sử dụng giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa là không cần thiết vì tất cả hàng hóa lưu thông trên đường đều phải có một hoặc nhiều loại giấy tờ khác nhau để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa vận chuyển. Đây là trách nhiệm giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp vận tải đề xuất bỏ quy định tại Điểm đ khoản 6 Điều 22 về việc doanh nghiệp phải trang bị cho lái xe thẻ nhận dạng lái xe theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Yêu cầu này gây khó cho doanh nghiệp vì lái xe thường thay đổi do thỏa thuận dân sự và quyền của người lao động, nên quy định này không phù hợp với doanh nghiệp vận tải.

Bên cạnh đó, tại điều 19 quy định hợp đồng vận tải phải cung cấp các thông tin của chủ hàng, giá cước (giá trị hợp đồng), số điện thoại để liên hệ giải quyết phản ánh, khiếu nại, cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải. Theo ông Tiến, những điều này có thể làm lộ những thông tin của doanh nghiệp. Quy định này chỉ phù hợp với loại hình vận tải hành khách như Uber, Grab nên cần phải phân biệt rõ quy định này không áp dụng hoạt động vận tải hàng hóa.

Đồng ý với quan điểm trên của ông Tiến, ông Trần Đức Nghĩa, Phó Ban Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logisstic Việt Nam (VLA) cho rằng, thực tiễn hoạt động vận tải hàng hóa thường xảy ra là xe và lái xe không về trụ sở doanh nghiệp, thậm chí không về nơi đỗ xe tập trung của doanh nghiệp trong thời gian xe đang khai thác có thể kéo dài vài ngày, vài tuần tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, vì vậy việc cấp Giấy vận tải cho từng chuyến hàng là không phù hợp. “Quy định này chỉ là tăng chi phí cho doanh nghiệp và không có ý nghĩa thực tiễn vì doanh nghiệp thường đối phó bằng việc ký khống nhiều Giấy vận tải cho lái xe sử dụng. Ý nghĩa của quy định này trong thời gian qua chỉ là việc lái xe, doanh nghiệp vận tải bị phạt nên tôi đề nghị bỏ quy định này”, ông Nghĩa đề xuất.

Minh bạch hơn nữa về điều kiện kinh doanh

Theo ông Trần Đức Nghĩa, theo thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam thì các doanh nghiệp có trên 51% vốn FDI không được kinh doanh vận tải đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là điểm rất quan trọng với ngành vận tải và logistics Việt Nam vì nó giúp cho các doanh nghiệp nội địa có ưu thế cạnh tranh. “Vì vậy, chúng tôi kiến nghị có quy định rõ ràng là các doanh nghiệp thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có trên 51% vốn FDI thì không được kinh doanh vận tải đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp nội địa trưởng thành và chiếm lĩnh thị trường trong nước”, ông Nghĩa cho biết.

Còn theo ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách liên tỉnh và du lịch TP. Hồ Chí Minh thì nên mạnh dạn bỏ một số quy định còn ý kiến phân vân trong dự thảo Nghị định như quy định về chọn lựa luồng tuyến cố định vì tạo rào cản gia nhập thị trường, hạn chế quyền chọn lựa dịch vụ tốt của người dân. Đặc biệt không nên bổ sung quy định “xe dưới 8 chỗ phải báo cáo thông tin chuyến đi về Sở Giao thông vận tải sở tại”, đây là bước thụt lùi đáng kể vì trước đây chỉ quy định cho xe từ 9 chỗ trở lên, như vậy Nhà nước đang can thiệp quá sâu vào việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đối với công tác quản lý vận tải khách, ông Nguyễn Văn Lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư ngành nước và môi trường kiêm Giám đốc Bến xe Nước ngầm đề xuất xem xét bổ sung điều kiện kinh doanh về quy mô doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định theo hướng mỗi địa phương hoặc mỗi tuyến vận tải hành khách nên có một hoặc một số doanh nghiệp với số lượng phương tiện nhất định (tùy theo nhu cầu về lượng khách trên tuyến). Đề xuất này căn cứ từ thực tế tại bến xe cho thấy, cùng một tuyến, phương tiện xuất bến cách nhau 5-10 phút (đối với tuyến nhiều phương tiện), những ngày thường mỗi xe có một vài khách vẫn phải rời bến đúng quy định. Thay vào đó nếu là doanh nghiệp có quy mô trong tuyến, chủ doanh nghiệp sẽ chủ động bố trí số lượng phương tiện hợp lý tùy theo ngày, tháng hoặc giờ cao điểm. Việc này vừa có lợi cho doanh nghiệp vận tải, vừa giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ không có khả năng điều tiết phương tiện dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.

Đồng thời, làm rõ ràng, minh bạch hơn nữa về điều kiện kinh doanh hoặc giải pháp kiểm soát đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng nhằm giảm tối đa sự xâm lấn thị phần của nhau.