Hàng chục mánh khoé gian lận thuế
Công ty đầu tiên đã bỏ ra 2 triệu euro mua lô điện thoại di động của một nhà cung cấp có trụ sở tại đảo Síp. Sau đó họ bán lô điện thoại này cho công ty thứ hai với cùng một số tiền,ápđốimặtvấnnạntrốnthuếgiátrịgiatăpiast gliwice vs nhưng kèm theo hóa đơn thuế GTGT. Trên thực tế không hề có hoạt động mua bán thực và tất nhiên họ cũng không hề nộp khoản thuế GTGT.
Công ty thứ hai giờ đây có thể hợp thức rằng mình đã mua trị giá hai triệu euro mặt hàng điện thoại và tiền thuế GTGT là 400.000 euro. Điều này sẽ cho phép công ty bán ra thị trường lô điện thoại di động với giá rẻ hơn. Lô hàng này sẽ được bán cho một đơn vị bán lẻ với giá 1,8 triệu euro (chưa bao gồm thuế).
Vậy là cộng cả thuế, lô hàng có giá là 2,16 triệu euro. Không kể thuế GTGT người tiêu dùng cuối cùng sẽ phải trả, chu trình trốn thuế mang lại ngay lập tức gần 200.000 euro lợi nhuận cho các đối tượng liên quan.
Số tiền này sẽ được chia cho các công ty ma trong dây chuyền trốn thuế và các công ty ma này lại biến mất một cách nhanh chóng như khi chúng được tạo ra. Vài lần lặp lại chu trình này, những kẻ lừa đảo thu được rất nhiều tiền thuế GTGT.
"Gian lận thuế còn hấp dẫn hơn sản xuất và buôn bán ma túy”, giám đốc nhóm nghiên cứu châu Âu về tội phạm tài chính, ông Gilles Duteil chua chát đánh giá. Với hình thức gian lận này, nguy cơ hình sự ít hơn ba lần và khả năng bị bắt thì thấp hơn rất nhiều.
Có rất nhiều trường hợp thủ phạm còn có vẻ rất ung dung. Vòng quay trốn thuế thu hút đủ mọi loại nguời : từ mafia, băng đảng, buôn lậu nhỏ đến công chức bất mãn. Trốn thuế GTGT là vấn đề xưa như trái đất, nhưng chu trình tạo giao dịch giả để trốn thuế thì mới thực sự bùng nổ từ năm 1993, khi ra đời cộng đồng chung châu Âu.
Cũng vào năm đó, tỉ lệ thu thuế GTGT ở Pháp đã giảm dưới mức trung bình so với các nước còn lại của OECD. Khởi nguồn chu trình trốn thuế là vụ quần jean. Các nhà may đột nhiên thấy mình phải cạnh tranh với các đại lý mua quần jean của mình mấy tháng trước, trong khi các đại lý này bán quần jean rẻ hơn 10%. Vụ tạo giao dịch giả để trốn thuế đầu tiên bị phát giác.
Càng ngày mánh khoé gian lận thuế càng tinh vi. Đến nay có đến hơn một chục mô hình trốn thuế, cùng dựa trên một nguyên tắc : bỏ túi thuế GTGT, hoặc bằng cách tính vào khách hàng cuối cùng , hoặc lấy tiền hoàn thuế từ ngân sách. Nạn nhân luôn là một, đó là Nhà nước. Hàng hoá ưa thích được sử dụng trong chu trình trốn thuế thường là: xe ô tô, điện thoại di động, thời gian tính cước điện thoại, linh kiện máy tính, thẻ điện thoại, nguyên liệu (gas, điện, CO2, đá quý, vàng, bạc .. .).
Đó là những đồ vật nhỏ, dễ vận chuyển và có giá trị lớn. Công nghệ thông tin còn giúp cho một vài mô hình trốn thuế ảo hoàn toàn. Chỉ có các giao dịch hoá đơn chứng từ. Hàng hóa không xuất hiện giữa đầu và cuối băng chuyền. Mắt xích cuối cùng khi làm thủ tục nộp thuế GTGT thì mới thấy hàng hóa xuất hiện.
Trong một số ngành công nghiệp, độ lớn của khoản tiền thuế này có nguy cơ gây mất ổn định thị trường. Cuối tháng mười một vừa qua, liên đoàn khí đốt và điện của một số quốc gia thuộc liên minh châu Âu đã đã chính thức kêu tổ chức này thắt chặt các qui định liên quan.
Tại Pháp, liên đoàn sản xuất ô tô đã kiến nghị một số biện pháp cụ thể trong năm ngân sách năm 2015. Nguyên do là vì vài tháng trước đó, một vụ gian lận thuế GTGT qui mô cực lớn trong mua bán ô tô cũ đã bị phát hiện tại Marseille. Với gần 3.000 xe ô tô mua bán vòng vèo qua hơn chục công ty, những kẻ lừa đảo đã rút ruột được 20 triệu euros của ngân sách.
Một hệ thống cảnh báo sớm đầy hứa hẹn
Tại Pháp, việc đánh giá về mức độ gian lận thuế GTGT còn chưa thống nhất. Ủy ban châu Âu đánh giá Pháp mất 25 tỉ euro, tương đương 15% tổng doanh thu thuế GTGT. Về phía mình, ngành Thuế nước Pháp ước tính khoảng chục tỉ euro thất thu do gian lận thuế GTGT.
Thủ tục hành chính thuế không theo kịp thực tế và không đủ sức chống lại tội phạm nghiêm trọng. Sở thuế vẫn thiếu tư duy về tội phạm và vẫn hành xử như với công dân bình thường hoặc với thế giới kinh tế cổ điển. Mong muốn của ngành chỉ là thu được nhiều nhất tiền vào kho bạc, nên họ thường chọn thỏa hiệp hơn là đưa các vụ việc ra tòa. "Tuy nhiên, gian lận thuế GTGT là tội phạm. Cần phải để cảnh sát vào cuộc”, một chuyên gia khẳng định.
Nhiều biện pháp đã được thực hiện trong Luật Ngân sách để ngăn chặn loại gian lận thuế này như tăng mức hình phạt hay tăng cường các công cụ kiểm soát, tuy nhiên trên thực tế hiệu quả mang lại chưa cao như mong đợi.
Bộ Tài chính hy vọng rất nhiều vào hệ thống cảnh báo sớm đang thử nghiệm theo mô hình nước Bỉ đã áp dụng. Với phần mềm phát hiện nguồn gốc các hành vi đáng ngờ, nước Bỉ đã cải thiện đáng kể cuộc chiến chống gian lận thuế GTGT. Thất thoát thuế GTGT giảm từ 1,1 tỷ euro năm 2001, còn khoảng 18 triệu euro hiện nay. Hạn chế của biện pháp này : các mạng lưới tội phạm di chuyển ra nước ngoài. Bỉ đã thành công khi xác định được hàng chục mạng lưới tội phạm hoạt động gian lận thuế tại Benelux (khối 3 nước Bỉ, Hà Lan và Luxămbua) và không quá lạ khi một phần của những mạng lưới này đã có mặt tại Pháp.
Dưới áp lực của cộng đồng, Pháp đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm quy tụ các chuyên gia từ các Bộ ngành khác nhau. Theo báo cáo của Quốc hội, lực lượng này đã thu hồi được 165.000 euro cho ngân sách trong năm 2014.
Trong cuộc chiến này, nước Pháp xác định phải đẩy mạnh và linh hoạt hơn nữa, mặt khác cần cẩn trọng tránh rút dây động rừng để từng bước buộc kẻ lừa đảo bộc lộ hành vi gian lận. Cuộc chiến khốc liệt chống lại tội phạm gian lận thuế GTGT không chỉ liên quan đến nước Pháp mà dường như đã là vấn nạn toàn cầu.