Nhận Định Bóng Đá

【cup fa han quoc】Ngành Tài chính: Chủ động tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Thứ trưởng Vũ Thị Mai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đưc MinhThứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho bi cup fa han quoc

Thứ trưởng Vũ Thị Mai phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đưc Minh

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết,ànhTàichínhChủđộngtậndụngcơhộitừcup fa han quoc Bộ Tài chính đã chủ động tham gia cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và tiến tới mục tiêu ngành Tài chính đóng vai trò kiến tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa.

Chủ động tham gia CMCN 4.0

Việc đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT và chủ động thích ứng với CMCN 4.0 là một trong những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây. Bộ Tài chính đã sớm có sự chuẩn bị để chủ động, thích ứng, khai thác hiệu quả các thành tựu của CMCN 4.0.

Tại phiên khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định, Bộ Tài chính đã chủ động, kịp thời ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm triển khai các chủ trương, định hướng của Chính phủ về CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Cụ thể ngày 9/3/2018, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về việc triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách với mục tiêu: Bộ Tài chính chủ động áp dụng các thành quả công nghệ của cuộc CMCN 4.0, xây dựng nền tảng quản trị thông minh, cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số. Đến năm 2025, Bộ Tài chính hoàn thành xây dựng tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái tài chính số.

Thuyết trình tại hội thảo, ông Trương Bá Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính khẳng định, Bộ Tài chính đã chủ động tham gia CMCN 4.0 với hai cấp độ (phạm vi quốc gia và phạm vi ngành). Trong đó, ở cấp quốc gia thì các chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ, đầu tư vào lĩnh vực CNTT và các công nghệ tiên tiến (chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, hỗ trợ đầu tư,…). Phân bổ hiệu quả nguồn lực đầu tư tài chính công cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với yêu cầu của CMCN 4.0.

Còn ở phạm vi ngành, Bộ Tài chính đã áp dụng thành công các thành tựu của CMCN 4.0 trong các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính (tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tài khóa, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, giảm chi phí quản lý và các chi phí tuân thủ,...).

Thực tế cho thấy, Bộ Tài chính đã triển khai hiệu quả một số hệ thống thông tin tài chính quy mô lớn, đóng vai trò nền tảng trong hoạt động tài chính (ngành Thuế đã triển khai ứng dụng khai thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố, đạt 99,93% tổng số DN, số DN đăng ký nộp thuế điện tử đã đạt 97,9%; hơn 99,65% DN tham gia thủ tục hải quan điện tử, tại 100% các đơn vị hải quan; Kho bạc Nhà nước vận hành thành công Hệ thống Tabmis,…).

Tận dụng cơ hội, xây dựng lộ trình cụ thể

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, để tận dụng được cơ hội và hạn chế thách thức do CMCN 4.0 mang lại, đồng thời chủ động tham gia CMCN 4.0, Việt Nam cần ban hành một cách đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến CMCN 4.0. Trong đó, hệ thống chính sách thuế và tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, phân bổ nguồn lực và hỗ trợ cho các DN, tổ chức, cá nhân tham gia vào cuộc CMCN 4.0.

Theo ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, hiện nay, trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ yêu cầu mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi cơ quan nhà nước cũng phải chuyển động theo. Ngành Thuế cũng đã nhận thức được điều này và đang đặt ra yêu cầu lớn trong việc ứng dụng CNTT vào các khâu của quản lý.

“Bây giờ chính là thời điểm thích hợp nhất để chuẩn bị các nguồn lực, từng bước thực hiện chuyển động số lĩnh vực thuế”, ông Trí nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Việt Hồng, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN), ứng dụng CMCN 4.0 mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với KBNN Việt Nam. Do vậy, để công tác quản lý điều hành của hệ thống KBNN được nâng cao, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả thì việc tận dụng các công nghệ quản lý mới, tiên tiến của CMCN 4.0 trong lĩnh vực số là tất yếu. Ngành KBNN cũng đã xây dựng lộ trình thực hiện thích hợp.

Chia sẻ về những công việc cụ thể mà ngành Thuế sẽ thực hiện, ông Phạm Quang Toàn, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế cho biết, định hướng đến năm 2030, ngành Thuế sẽ hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử theo định hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính đó là: Phát triển năng lực quản lý thuế đối với doanh nghiệp 4.0; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đo lường, đánh giá mức độ hài lòng của người dân; đào tạo cán bộ thuế nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong lĩnh vực KBNN, ông Bùi Thế Phương, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (KBNN) cho biết, định hướng chuyển đổi số nhằm xây dựng Kho bạc số trong tổng thể tài chính số bao gồm: Xây dựng kiến trúc nghiệp vụ bao gồm các mảng nghiệp vụ của chu trình quản lý ngân sách từ khâu đầu là kế hoạch ngân sách; xây dựng kiến trúc hệ thống ứng dụng CNTT theo hướng cung cấp dịch vụ trực tuyến điện tử, đa kênh, cơ sở dữ liệu tập trung tích hợp, quy trình xuyên suốt giữa các bộ, ngành, cơ quan để rút ngắn và cải cách quy trình ngân sách.

Đức Minh

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap