【giai ngoai hang anh hom nay】Đông Nam Á, mặt trận mới của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 00:42:19 评论数:

Liên tiếp nhận đầu tư “khủng”

Google vừa công bố kế hoạch đầu tư tổng cộng 3 tỷ USD vào Malaysia và Thái Lan,ĐôngNamÁmặttrậnmớicủacácnhàcungcấpdịchvụđámmâgiai ngoai hang anh hom nay nơi nhu cầu đối với đám mây và AI ngày càng tăng. Trong đó, 2 tỷ USD phân bổ cho trung tâm dữ liệu và đám mây khu vực (cloud region) đầu tiên tại Selangor, Malaysia, dự kiến tạo ra 26.500 việc làm vào năm 2030. Cơ sở sẽ phục vụ nhu cầu các dịch vụ số như Maps và Workspace.

Theo Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Utama Zafrul Aziz, nó hỗ trợ các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) tiếp cận công nghệ như AI. Bên cạnh đó, phát triển kỹ năng cần thiết sẽ bảo đảm lực lượng lao động sẵn sàng cho các khoản đầu tư công nghệ tương lai.

Google cũng thông báo bắt tay với nhà cung cấp dịch vụ CNTT Malaysia DNeX để cung cấp dịch vụ đám mây có chủ quyền tại Malaysia. Việc hợp tác nhằm hỗ trợ các công ty trong các ngành công nghiệp như y tế, tài chính, năng lượng tuân thủ các yêu cầu về chủ quyền dữ liệu, an ninh và quyền riêng tư.

1 tỷ USD còn lại được Google rót cho Thái Lan nhằm mở rộng hạ tầng đám mây và trung tâm dữ liệu ở Chonburi và Bangkok. Google sẽ hỗ trợ các sáng kiến địa phương để tận dụng cơ hội AI. Dự án có thể đóng góp thêm 4 tỷ USD cho GDP Thái Lan năm 2029 và tạo ra 14.000 việc làm trong vòng 5 năm. Hãng cũng có kế hoạch đầu tư phát triển kỹ năng AI cho người Thái.

ci70bojn.png
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn của thế giới đang tăng cường đầu tư vào Đông Nam Á. Ảnh: CIO

Trước đó, một “ông lớn” đám mây khác là Amazon Web Services (AWS) cũng công bố các khoản đầu tư giá trị vào thị trường Đông Nam Á, bao gồm 9 tỷ USD trong 5 năm tới cho hạ tầng đám mây tại Singapore.

AWS đã hoạt động ở đây từ năm 2010 và đầu tư hơn 11 tỷ SGD cho đến nay. AWS còn có kế hoạch mở cloud region mới ở Thái Lan với khoản đầu tư hơn 5 tỷ USD trong 15 năm.

Đầu tháng 5, Microsoft thông báo đầu tư 2,2 tỷ USD trong 4 năm tới cho Malaysia để thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi số dựa trên đám mây và AI. Đây là khoản đầu tư lớn nhất của nhà sản xuất Windows trong 32 năm qua tại đây.

Vào tháng 4, CEO Microsoft Satya Nadella đã đến thăm Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Trong chuyến công tác, ông cho biết sẽ đầu tư 1,7 tỷ USD vào Indonesia trong 4 năm để xây dựng hạ tầng đám mây và AI mới, đào tạo công nghệ mới cho 840.000 người Indonesia.

Các khoản đầu tư xuất hiện vào thời điểm dịch vụ điện toán đám mây bùng nổ khi ứng dụng AI ngày càng tăng. Ngoài AI, sự phổ biến của dịch vụ fintech và thương mại điện tử ở Đông Nam Á cũng thúc đẩy nhu cầu đám mây.

Khu vực sở hữu dân số trẻ, thành thạo công nghệ, là các yếu tố kích thích kinh tế số. Theo báo cáo mới nhất của Google, kinh tế số Đông Nam Á dự kiến đạt 100 tỷ USD doanh thu. Theo hãng nghiên cứu Adroit, thị trường điện toán đám mây của khu vực ước đạt 40,32 tỷ USD vào năm 2025.

Singapore không còn là tâm điểm

Trước đây, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chủ yếu tập trung vào Singapore, song điều này đang dần thay đổi. Matt Walker, Giám đốc phân tích hãng tư vấn MTN, nhận xét, “quốc đảo sư tử” từng là điểm nóng đầu tư trung tâm dữ liệu nhờ vai trò trung tâm lưu lượng truyền thông khu vực và sự hiện diện của các công ty đa quốc gia.

Tuy nhiên, chỉ trong vài năm qua, ba nhà cung cấp đã chuyển sang những thị trường Đông Nam Á lớn khác, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia.

Sáng kiến của các chính phủ để thúc đẩy kinh tế số cũng dẫn đến những khoản đầu tư lớn vào đám mây. Chẳng hạn, Indonesia giới thiệu lộ trình kỹ thuật số Indonesia để đẩy mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp.

Hầu hết các khoản đầu tư đều bao gồm đào tạo nhân lực công nghệ trong khu vực. Microsoft tuyên bố cam kết đào tạo kỹ năng AI cho 2,5 triệu người dân ASEAN đến năm 2025.

AWS triển khai chương trình AWS AI Spring để cải thiện khả năng ứng dụng AI và đào tạo kỹ năng AI cho 5.000 cá nhân mỗi năm, từ nay đến năm 2026.

Dù các công ty đám mây Mỹ đang thống trị thị trường, họ đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ Trung Quốc.

Những người chơi như Tencent, Alibaba, Huawei không chỉ tăng cường đầu tư đám mây tại khu vực mà còn phát động cuộc chiến bằng giá.

(Tổng hợp)