【bóng đá kết quả đêm qua】Doanh nghiệp bảo hiểm thích nghi với xu hướng thương mại điện tử
Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử ngày càng chặt chẽ Bắt kịp xu thế,ệpbảohiểmthíchnghivớixuhướngthươngmạiđiệntửbóng đá kết quả đêm qua gia tăng tiếp cận khách hàng trên thương mại điện tử Đảm bảo lợi ích “3 bên” cho bảo hiểm nhân thọ Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục tăng trưởng |
Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh truyền thông về lợi ích và quyền lợi của bảo hiểm phi nhân thọ. Ảnh: HD |
Giải quyết lo lắng trong mua hàng trực tuyến
Theo Sách Trắng về thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với năm 2022. Với 61 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của 1 người vào khoảng 336 USD.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong năm 2023, bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 19.742 tỷ đồng, tăng 11,1 % so với cùng kỳ, bồi thường 3.838 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 19,4%. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 2.840 tỷ đồng, giảm 10,8% so với cùng kỳ, bồi thường 939 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 33,1%... |
Tại Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ước tính thương mại điện tử Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Năm 2024 ước tăng 25% so với năm 2023 và đạt quy mô trên 25 tỷ USD. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Công ty dữ liệu Statista, thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023).
Chính vì xu hướng phát triển mạnh mẽ này nên mọi ngành nghề đều muốn tìm cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng dịch vụ bán hàng, trong đó có ngành bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm vi mô (micro insurance) trong thương mại điện tử như bảo hiểm chuyến đi, bảo hiểm hàng hoá rơi vỡ, bảo hiểm trễ chuyến, bảo hiểm hàng vận chuyển… đã trở thành dịch vụ phổ biến.
Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022, sản phẩm bảo hiểm vi mô phải được thiết kế đơn giản, hướng tới các nhu cầu bảo hiểm cơ bản, phí bảo hiểm thấp nhằm phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân.
Đại diện Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) cho biết, với ưu điểm phí bảo hiểm thấp, chỉ từ 550 đồng cho mỗi đơn hàng, nên bảo hiểm vi mô đã trở thành một trong những giải pháp giải quyết lo lắng trong mua hàng trực tuyến khi có một bên thứ 3 – doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra nhận trách nhiệm nếu không may xảy ra những thiệt hại trong quá trình giao dịch. Với BSH, bên cạnh cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, công ty còn cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển nội địa hoặc quốc tế trước những thiệt hại do cháy nổ, thiên tai, tai nạn… theo quy định.
Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác cũng có chiến lược phát triển sản phẩm bảo hiểm cho người mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử, với quyền lợi chi trả lên tới 500% giá trị sản phẩm được bảo hiểm tại thời điểm bán ra… Các doanh nghiệp sẽ phối hợp với sàn thương mại điện tử để cung cấp gói bảo hiểm. Khi phát sinh trường hợp cần bồi thường, khách hàng sẽ cung cấp thông tin liên quan cho nhà bảo hiểm theo hình thức online và số tiền bồi thường sẽ phụ thuộc vào từng loại hình bảo hiểm.
Chẳng hạn, trên ứng dụng thương mại điện tử Shopee, khi mua sản phẩm thời trang, khách hàng sẽ được lựa chọn sử dụng gói bảo hiểm thời trang trị giá 3.999 đồng cho mỗi sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi thiệt hại do sự cố bất ngờ, tiếp xúc với chất lỏng hoặc hư hỏng trong quá trính sử dụng với quyền lợi bảo hiểm từ 75% giá trị của sản phẩm. Phía công ty bảo hiểm cam kết yêu cầu bồi thường trực tuyến, thanh toán bồi thường chỉ 1 ngày sau khi yêu cầu được giải quyết.
Nâng cấp hạ tầng và tăng cường truyền thông
Với những ưu thế nêu trên, nhiều dự báo cho rằng, xu hướng bảo hiểm vi mô cho lĩnh vực này sẽ còn tiếp tục phát triển song hành cùng thương mại điện tử trong thời gian tới.
Trước đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 đã bổ sung nguyên tắc, yêu cầu, đối tượng và hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng để phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì thế, Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 2/11/2023 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 1/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm đã đưa ra những yêu cầu cụ thể và chặt chẽ cho nội dung này.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải thực hiện các yêu cầu về dịch vụ, kỹ thuật, bảo mật và lưu trữ dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng… Do vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, tìm kiếm giải pháp để cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng.
Tuy nhiên, do đây không phải loại hình bảo hiểm bắt buộc, mà theo sự lựa chọn của người tiêu dùng nên trên thực tế, vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng chưa hiểu hết được lợi ích và tác dụng của bảo hiểm hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử. Vì thế, câu chuyện truyền thông lúc này cần được phát huy tác dụng giúp cải thiện tình hình nhận thức chung của người dân về vấn đề bảo hiểm. Đại diện BSH cho biết, Công ty đã nỗ lực để tiếp cận đối tượng sinh viên thế hệ Gen Z để tuyên truyền những kiến thức cần thiết về bảo hiểm, từ đó là cầu nối giúp cải thiện tình hình nhận thức chung của người dân về vấn đề bảo hiểm phi nhân thọ trên lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.