【tỷ số cúp đức】Cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý fintech
Ngày 20/8,ầnsớmhoànthiệnkhungkhổpháplýđểquảnlýtỷ số cúp đức Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) và chuyên trang ICTnews của Báo Vietnamnet đã tổ chức buổi tọa đàm "Chính sách quản lý fintech".
Nhiều tiềm năng để phát triển
Tại buổi tọa đàm, ông Ngô Văn Đức – Phó Trưởng phòng Giám sát các hệ thống thanh toán, Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong vài năm gần đây, hoạt động fintech phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung và có nhiều tiềm năng phát triển.
“Hệ sinh thái fintech tại Việt Nam ngày càng phát triển khi hiện nay có 30 tổ chức không phải ngân hàng đã được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh, 24 ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code, 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động” - ông Đức cho biết thêm.
Nhằm hỗ trợ sự phát triển của fintech, ngày 16/3/2017, Thống đốc NHNN đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo fintech NHNN, với nhiệm vụ hoàn thiện hệ sinh thái fintech tại Viêt Nam, bao gồm việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các công ty fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Ông Ngô Văn Đức cũng chia sẻ một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách thanh toán không dùng tiền mặt như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực thanh toán; xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatoiy Sandbox) cho các doanh nghiệp fintech; nghiên cứu và xây dựng khuôn khổ quản lý P2P Lending; xây dựng thông tư về giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) hay sửa đổi quy định về xác thực khách hàng điện tử (E-KYC)…
Ông Varun Mittal - Phó Chủ tịch Hiệp hội Fintech Singapore, đồng thời là Trưởng Bộ phận tư vấn dịch vụ fintech tại các thị trường mới của Ernst & Young Singapore cho rằng, việc dự kiến hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Fintech cũng đặc biệt gây quan ngại, do hiện nay sự phát triển của các doanh nghiệp fintech vẫn phần lớn dựa vào đầu tư nước ngoài. Các start-up (khởi nghiệp) trong lĩnh vực này đều cần có sự đầu tư về công nghệ, thị trường và nhân sự, trong khi đó các nguồn lực trong nước còn chưa đáp ứng được.
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài còn cho phép doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thành quả công nghệ mới, đặc biệt trong các lĩnh vực dữ liệu lớn (big data) hay trí tuệ nhân tạo (AI), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xây dựng các sản phẩm, giải pháp cho fintech.
Cần sớm có cơ chế quản lý
Bình luận về dự thảo các quy định quản lý fintech, ông Phùng Anh Tuấn - Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi chính sách fintech, trong đó có việc xây dựng nghị định thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, sửa đổi Thông tư 39 hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán, xây dựng cơ chế thí điểm đối với dịch vụ cho vay ngang hàng, xây dựng đề án thí điểm đối với fintech, mobile money…
"Fintech là lĩnh vực công nghệ mới, cần có các cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro khác so với các cơ chế truyền thống của hệ thống tài chính ngân hàng. Việc sử dụng cơ chế quản lý ngân hàng vào fintech sẽ không hiệu quả và kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực này. Do đó, cần có giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề kỹ thuật. Việc xây dựng chính sách nên ưu tiên lợi ích số đông, không lấy một vài trường hợp vi phạm để hạn chế nhu cầu của đa số người dùng vì mục đích chính đáng" - ông Tuấn cho hay.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) thông tin, về tỷ lệ room nước ngoài vào lĩnh vực fintech hiện đang được cơ quan chức năng lấy ý kiến và chưa đưa ra tỷ lệ nào chính thức. Tuy nhiên, NHNN vẫn lựa chọn 1 trong 2 khả tỷ lệ là 30% hoặc 49%.
“Chúng tôi cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác nhau, cũng như quy định của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia để đưa ra tỷ lệ room ngoại phù hợp với lĩnh vực này. Nhiều khả năng sẽ áp dụng 30% hay 49%. Theo số liệu thống kê, hết quý I/2019, toàn thị trường hiện có 27 ví được cấp phép, nhưng có tới 90% cả số lượng lẫn giao dịch đều nằm trong 5 công ty trung gian thanh toán lớn. Các công ty này đều có sở hữu nước ngoài từ 30% đến hơn 90%. Điều này cũng đặt ra nhiều mối quan ngại liên quan đến an toàn thông tin và cũng đủ lớn để ảnh hưởng đến an ninh quốc gia” - ông Sơn nhấn mạnh.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cũng đã phân tích, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra nhiều khuyến nghị về định hướng chính sách cho Fintech. Một mặt, việc tăng cường quản lý là cần thiết nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao tính bảo mật, an toàn cho các giao dịch tài chính, bảo vệ quyền lợi cho người dùng.
Mặt khác, việc xây dựng chính sách cũng không nên vì một số trường hợp cá biệt mà áp đặt những hạn chế, ràng buộc gây bất tiện cho số đông người dùng, làm mất đi ý nghĩa tích cực của fintech đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số và chủ trương phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.
Một số đề xuất đáng chú ý như sử dụng các cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý để thực hiện xác thực người dùng các dịch vụ fintech; cũng như cho phép người dùng đăng ký các hạn mức giao dịch "mềm" với đơn vị cung cấp dịch vụ, có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như đánh giá an toàn của mỗi người./.
Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam - 30 tổ chức không phải ngân hàng đã được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. - 24 ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code. - 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet. - 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. - Hiện đã có 26 cổng thanh toán điện tử, 27 dịch vụ ví điện tử, 9 dịch vụ chuyển tiền điện tử, 26 dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ… |
Hồng Quyên
下一篇:Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
相关文章:
- Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- Đoàn Thiên Ân: 'Phần trình diễn của tôi không tệ đến mức bị loại khỏi top 10'
- Cuộc sống của 5 mỹ nhân Việt đăng quang hoa hậu quốc tế
- Chuyện mua bán giải ở các cuộc thi hoa hậu Việt
- Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- Hoa hậu Hòa bình Quốc tế: Chiêu trò câu tương tác, thương mại hóa quá đà
- 'Ông Nawat chỉ đùa khi nói Hoa hậu Thùy Tiên kiếm 70 tỷ đồng trong 3 tháng'
- Hành trình thành Hoa hậu Liên lục địa của Bảo Ngọc
- Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- Dàn phù dâu toàn hoa hậu trong đám hỏi của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh
相关推荐:
- Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- Bảo Ngọc khoe đường cong gợi cảm sau khi đăng quang Hoa hậu Liên lục địa
- Vóc dáng đồng hồ cát của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022
- Nữ tỷ phú xinh đẹp của Thái Lan mua lại cuộc thi Miss Universe
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- Cô chê chữ ‘xấu như gà bới’, phụ huynh chạy đua tìm lớp luyện viết cho con
- Sở TT&TT TP.HCM làm việc với chủ tài khoản vu khống Thùy Tiên
- Nhan sắc Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2020 sau 2 năm đương nhiệm
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- Đoàn Thiên Ân: 'Phần trình diễn của tôi không tệ đến mức bị loại khỏi top 10'
- Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
- Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý