【kèo nhà cái.5.com】Tăng thị phần vận tải đường thủy và đường sắt, giảm tải cho đường bộ

Ưu tiên hình thành hệ thống giao thông kết nối các lĩnh vực

Theăngthịphầnvậntảiđườngthủyvàđườngsắtgiảmtảichođườngbộkèo nhà cái.5.como Bộ Giao thông vận tải (GTVT), trong những năm gần đây, đặc biệt là trong hơn 10 năm qua, sự phát triển nhanh về hệ thống đường bộ trên cả nước đã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội. Tuy nhiên, vận tải hành khách và hàng hóa ở Việt Nam rơi vào tình trạng phụ thuộc quá mức vào đường bộ, do tính linh hoạt và tiết kiệm được thời gian so với các phương thức vận tải khác. Điều đó gây nên áp lực lên hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và chất lượng công trình giao thông đường bộ.

Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống giao thông đường thủy và đường sắt, để giảm tải cho đường bộ, trong thời gian vừa qua Bộ GTVT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ 5 quy hoạch chuyên ngành và đã được ban hành 4/5 quy hoạch chuyên ngành quốc gia về đường bộ, hàng hải, đường sắt và đường thủy nội địa. Từng lĩnh vực như đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa đều xác định đầu tư những công trình mang tính đột phá, lan tỏa. Trong quá trình thực hiện sẽ ưu tiên để hình thành hệ thống giao thông kết nối giữa các lĩnh vực, qua đó giúp giảm chi phí logistics.

Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ GTVT đánh giá Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 góp phần quan trọng để phát triển, đẩy mạnh vận tải thủy. Theo đó, có 6 dự án sử dụng vốn ngân sách giai đoạn 2021-2030 gồm: nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống); dự án WB6 - giai đoạn bổ sung vốn (kênh nối Đáy - Ninh Cơ); dự án nâng cấp tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang đường thủy số 2); nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái (sông Hồng); nâng cấp tuyến vận tải thủy Vạn Gia - Ka Long; nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia giai đoạn 1 (khu vực phía Bắc).

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển đường thủy nội địa.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển đường thủy nội địa.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng phát triển kết cấu hạ tầng, kết nối với cảng biển cửa ngõ, cảng biển quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm, cảng cạn (ICD), đẩy mạnh phát triển các tuyến vận tải container, tuyến vận tải sông biển (VR-SB), phát triển đội tàu chuyên dùng (container, lái mũi, cabin nâng hạ, sà lan khớp nối mềm…), đưa tàu trọng tải lớn vào sâu trong nội địa. Bộ này cũng nghiên cứu phát triển phương tiện thủy nội địa chuyên dùng, chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng (luồng tuyến, tĩnh không cầu…) đường thủy nội địa theo từng khu vực và tuyến vận tải ven biển.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cảng theo cụm, kết nối thuận lợi tối đa với đường bộ, cảng cạn, tạo điều kiện hình thành các cảng đầu mối có quy mô lớn, có công nghệ bốc xếp hiện đại, tiến tới hình thành các trung tâm logistics đường thủy nội địa và tham gia vận tải đa phương thức.

Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tập trung triển khai, cụ thể hóa 9 hành lang vận tải thủy trong quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để khai thác lợi thế đường thủy nội địa đồng thời sẽ ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển vận tải ven bờ biển một cách tốt nhất. Các phương thức vận tải cần được tăng cường kết nối, phát triển hợp lý, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; kêu gọi đầu tư phát triển các cảng thủy nội địa khai thác hàng container có chức năng đầu mối tại khu vực phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long với cơ sở vật chất, trang thiết bị bốc xếp đồng bộ, hiện đại nhằm gia tăng nhanh thị phần vận tải container bằng đường thủy nội địa.

Sẽ triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cũng theo Bộ GTVT, để chia sẻ giảm tải cho vận tải đường bộ là lĩnh vực đường sắt, Bộ GTVT cũng đã đề xuất tăng vốn đầu tư công trung hạn, ưu tiên đầu tư nhiều dự án đường sắt lớn để kết nối, giảm chi phí logistics giai đoạn 2021-2025. Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 không chỉ cải tạo đường sắt hiện hữu, mà còn xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt kết nối để khai thác tốt vận tải hàng hóa, hành khách một cách tốt nhất.

Danh mục dự án được ưu tiên là những dự án có tính kết nối, gồm đường sắt quốc gia khu vực Hải Phòng với cảng Lạch Huyện; kết nối khổ đường sắt giữa Việt Nam - Trung Quốc khu vực biên giới Lào Cai - Hà Khẩu; xây dựng tuyến đường sắt từ Trảng Bom (Đồng Nai) đến cảng Cái Mép - Thị Vải.

“Vận tải đường sắt từng bước được nâng cao theo hướng hiện đại, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội; đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn đường dài và trung bình, vận tải hành khách đường dài, liên tỉnh; từng bước hình thành vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội” - một lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng giảm vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thủy nội địa và đường sắt./.

Cúp C2
上一篇:Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
下一篇:Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)