【wap.bongda】Sớm ban hành quy chế về việc bỏ phiếu tín nhiệm
Ngày 19-5,ớmbanhnhquychếvềviệcbỏphiếutnnhiệwap.bongda Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã họp phiên toàn thể thẩm tra Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, phạm vi của đề án là đổi mới về phương thức, cách thức làm việc để vừa giảm bớt thời gian họp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả làm việc của Quốc hội. Đề án đề cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của QH trong hoạt động của QH đồng thời tăng cường hoạt động giải trình của bộ, ngành hữu quan trước hội đồng và các ủy ban.
Các ý kiến tại phiên họp đánh giá đề án đã được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, có sự tiếp thu, chỉnh lý hợp lý qua các lần thảo luận. Nhiều ý kiến đánh giá cao việc quy định thông báo công khai nội dung, chương trình, lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu QH; tạo điều kiện thuận lợi để cử tri có thể tham dự các cuộc tiếp xúc; bảo đảm để đại biểu QH trực tiếp gặp gỡ với cử tri; hạn chế thủ tục hành chính, hạn chế tình trạng “đại cử tri chuyên nghiệp”, tạo không khí cởi mở, dân chủ, trao đổi thẳng thắn giữa cử tri với đại biểu và dành thời gian thích đáng để cử tri nêu ý kiến, kiến nghị…
Phát biểu tại phiên họp, ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của QH tán thành việc đề án tập trung đổi mới những gì làm được ngay mà không phải chờ đợi việc sửa đổi Hiến pháp và các luật có liên quan. Về quy định bỏ phiếu tín nhiệm, ông Thảo đề nghị áp dụng cho các chức danh từ Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trở lên. “Đề nghị UBTVQH sớm xây dựng, ban hành Quy chế để thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, bỏ phiếu hàng năm có lẽ hơi nhiều”, ông Thảo băn khoăn.
Ghi nhận những điểm tích cực cơ bản của đề án, song ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực UB Kinh tế, cho rằng, công tác dân nguyện chưa được đề cập đúng mức. Ông nói: “Nút thắt của giải quyết khiếu nại tố cáo ở chỗ nào? Quốc hội là cơ quan dân cử, không thể thoái thác trách nhiệm giải quyết bức xúc cho dân”.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh đề nghị: “Đối với hoạt động chất vấn nên cho “bung” ra khi có vấn đề bức xúc cần làm rõ”. Nghĩa là không nên đặt mục tiêu trả lời tất cả các ĐB đặt câu hỏi mà là trả lời thấu đáo những câu hỏi đã được nêu ra; nếu còn câu hỏi, đề nghị người được chất vấn tiếp tục trả lời trong các phiên họp của UBTVQH.
Theo chương trình kỳ họp thứ 3 của QH sắp khai mạc, Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH sẽ được trình ra QH tại phiên họp toàn thể.
Nguồn: SGGP