【nhận định borussia dortmund】Huy động mọi nguồn lực để toàn dân được tiêm vắc
Bộ Chính trị đã chỉ đạo huy động mọi nguồn lực trong xã hội,độngmọinguồnlựcđểtoàndânđượctiêmvắnhận định borussia dortmund thúc đẩy việc tiếp cận vắc-xin nhanh nhất, tiêm trên diện rộng nhất nhằm kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ vắc-xin.
Thành lập quỹ không vì mục đích lợi nhuận
Trong mục tiêu đề ra, Việt Nam cần đảm bảo vắc xin tiêm chủng trong năm 2021 và cho những năm tiếp theo. Do đó, trước đề xuất của Bộ Tài chính, ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19. Quỹ này để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc-xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân.
Quỹ do Bộ Tài chính quản lý. Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ, công khai, minh bạch. Là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, nên quỹ hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính, hiện vật của quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho các hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.
Theo quyết định thành lập, quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả. Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của quỹ của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước. Quỹ có trách nhiệm thực hiện báo cáo tình hình thu, chi, quyết toán tài chính quỹ để tổng hợp chung nguồn lực báo cáo Chính phủ, Quốc hội trong các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; thực hiện công khai số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại (nếu có).
Quy định chi tiêu chặt chẽ
Quy định chi tiêu của quỹ cũng hết sức chặt chẽ, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chi từ quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 theo quy định. Quỹ sẽ tự chấm dứt hoạt động và giải thể sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố hoàn thành việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 cho người dân; số dư quỹ (nếu có) được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương để bổ sung nguồn lực mua vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ phát huy vai trò trong vận động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân đóng góp cho quỹ và thực hiện giám sát nguồn quỹ.
Quyết định thành lập quỹ sớm được ban hành đã nhận được sự ủng hộ của dư luận. Thời gian qua, có rất nhiều tổ chức, cá nhân đã đóng góp cho công tác phòng, chống dịch cũng như cho việc mua vắc-xin chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, rất cần có một cơ chế tài chính thống nhất để vận hành quỹ này, huy động tổng lực, có nguồn để mua vắc xin, nhưng cũng phải chi tiêu minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Minh Anh
* Ông Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Viet Nam:
Bạn bè quốc tế đánh giá cao cách làm của Việt Nam
Thủ tướng đã quyết định thành lập quỹ, vậy làm như thế nào để huy động được sự đóng góp của toàn dân. Theo tôi, thời điểm này rất cần sự vào cuộc của các bộ, ngành có liên quan. Ví dụ như Bộ Thông tin và Truyền thông cần tích cực vào cuộc, đẩy mạnh truyền thông cho người dân hiểu được ý nghĩa của việc đóng góp mua vắc-xin; đồng thời đề nghị các nhà mạng thực hiện gửi tin nhắn cho người dân cùng chung tay vì cộng đồng. Hay như đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cần hỗ trợ về phí khi tổ chức, cá nhân chuyển tiền vào tài khoản đóng góp quỹ…
Tôi nghĩ rằng, với việc hình thành và cơ chế chi tiêu chặt chẽ của quỹ, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra, như người dân Việt Nam đã từng san sẻ thực hiện “hũ gạo kháng chiến”. Tuy nhiên, một điều rất quan trọng cùng với sự đóng góp thuận tiện, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, thì việc công khai, minh bạch, thực hiện kiểm toán ra sao cũng cần làm rõ. Một điều nữa tôi muốn nói đến đó là, trường hợp cá nhân có điều kiện hơn, ngoài phần đóng góp cho mũi tiêm của mình thì còn có thể đóng góp thêm cho mũi tiêm của những người có điều kiện khó khăn hơn, những người nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội. Nếu làm được như vậy thì sẽ càng có ý nghĩa và nhân văn hơn.
* Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:
Quỹ càng hoạt động công khai, minh bạch càng tốt
Phải khẳng định rằng, việc thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 là một chủ trương đúng, hết sức nhanh nhạy, kịp thời. Đây là đề xuất đặc biệt của Bộ Tài chính trong bối cảnh đặc biệt.
Thông tin từ Bộ Y tế, chúng ta cần khoảng hơn 25 nghìn tỷ đồng để mua vắc-xin tiêm phòng dịch cho toàn dân. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đồng ý lấy nguồn hơn 12 nghìn tỷ đồng tiền tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc-xin phòng Covid-19. Tôi cũng được biết có rất nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà mạnh thường quân liên tục ủng hộ tiền cho công tác phòng, chống dịch cũng như mua vắc-xin. Như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy nguồn để chi cho việc mua vắc-xin phòng Covid-19, song nếu về lâu dài thì lại phải tính toán thêm.
Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng, về nguyên tắc, tiền mua vắc xin tiêm phòng cho toàn dân phải được Nhà nước lo. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, kinh tế khó tăng trưởng như dự kiến, sẽ tác động trực tiếp tới nguồn thu ngân sách. Đó là còn chưa kể tới việc ngân sách cũng phải tăng chi cho an sinh xã hội, cho phòng chống dịch… nên đã khó ngày càng khó hơn. Chính vì thế, muốn đẩy nhanh dịch bệnh, cần phải có giải pháp sớm triển khai, huy động xã hội hóa cùng chung tay chống dịch bằng cách gây quỹ mua vắc-xin.
Đề xuất này của Bộ Tài chính tôi đánh giá là khá nhạy bén, kịp thời, là giải pháp tăng tốc khả năng chống dịch trong khi dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp. Về lâu dài, nhu cầu vắc-xin hàng năm tăng cao khi dịch kéo dài, kinh phí mua vắc-xin lớn, nếu trông chờ vào nguồn ngân sách sẽ khó đáp ứng mục tiêu tiêm phòng dịch cho 75 triệu người. Gần đây có nhiều đề xuất của một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để họ chủ động mua vắc-xin, tôi cho rằng, các tổ chức, cá nhân nên ủng hộ nguồn tiền vào quỹ, để từ đó các cơ quan chức năng (ở đây là Bộ Y tế và Bộ Tài chính) sẽ điều tiết. Nhà nước đứng ra mua để kiểm soát chất lượng vắc-xin và phân phối đến các đối tượng là phù hợp hơn.
Tôi đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng, việc chi tiêu quỹ cần phải được công khai, minh bạch và hiệu quả. Khi người dân đóng góp một đồng, người ta có quyền được biết đồng tiền đó được tiêu ra sao. Với người dân Việt Nam, tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” bao đời nay vẫn thế, nhưng để “lòng tốt không bị lợi dụng”, quỹ càng hoạt động công khai, minh bạch càng tốt. Tôi thấy những quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã khá chặt chẽ, cụ thể, nên chỉ cần thực hiện đúng các quy định đó, cùng với sự vào cuộc giám sát của người dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
Minh Anh (ghi)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Nhà mạng hỗ trợ người dân ở khu vực bị lũ quét, sạt lở
- ·Cáp quang
- ·Meta lên tiếng về logo lạ của Facebook
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Việt Nam phát triển AI phải lấy lợi ích quốc gia, người dân làm trung tâm
- ·Đổi hình nền điện thoại cờ đỏ sao vàng
- ·Vì sao Iphone 16 đáng mong đợi?
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Người dùng bị nghe lén cuộc gọi để định hướng quảng cáo trên Facebook, Google?
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Có thể 'cứu' điện thoại ướt chỉ bằng một video YouTube?
- ·Apple Watch series 10: Kích thước lớn hơn, 3 phiên bản màu titan mới
- ·Tốc độ truy cập website luôn nhanh nhờ Bizfly CDN
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Hơn 6.200 vị trí mất liên lạc di động do bão Yagi
- ·Samsung đưa tính năng Circle to Search vào hàng triệu thiết bị Galaxy
- ·Bắc Kạn: Đẩy mạnh tuyên truyền để chuyển đổi số đi vào thực tiễn
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Trên tay iPhone 16 Pro Max